Đó là khẳng định của Bộ Trưởng Bộ Công Thương VũHuy Hoàng, khi trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị triển khai công tác năm2011, xung quanh việc cung ứng hàng hóa thiết yếu trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.
- Như đã thành thông lệ, những tháng cuối năm luôn là thời điểm các mặt hàngthiết yếu được nâng giá mạnh mẽ. Vậy Bộ Công Thương đã có những giải pháp gì đểngăn chặn tình trạng này và bình ổn giá cả trước và sau Tết Nguyên Đán?
-Để chuẩn bị cho thị trường trước, trong và sau Tết Tân Mão, ngay trong tháng 11và tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có nhiều công văn chỉ đạoBộ Công Thương, Bộ Tài Chính phối hợp với bộ,ngành và uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng cho sản xuất và đời sống nhândân, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Việc đảm bảo cân đối cung cầu sẽ giúp những mặt hàng thiết yếu được giữ giá vàkhông có những việc tăng đột biến, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Vậy giải pháp cụ thể ở đây là gì, thưa ông?
-Để thu được kết quả tích cực trong việc bình ổn giá và đảm bảo cung cấp trước,trong và sau Tết Nguyên Đán thực hiện chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài Chính và BộCông Thương đã triển khai bằng những biện pháp rất cụ thể.
![]() |
Đối Bộ Công Thương, Bộ đã liên tục làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhànước và các doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu của nền kinhtế. Trong đó, những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân phải khôngđể xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng đột biến giá. Có thể nói rằng, cho đến giờphút này nguồn hàng cung cấp ra thị trường là tương đối đủ, còn về một số mặthàng trong nước chưa sản xuất đủ, Bộ cũng đã có biện pháp cân đối bằng việc nhậpkhẩu nước ngoài.
Cùng với đó, Bộ cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để thực hiệnđúng pháp lệnh về giá và ngăn chặn tình trạng đầu cơ lợi dụng khó khăn để nânggiá, tạo khan hiếm giả tạo hàng hoá để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hànhvi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữ các địa phương với bộ, ngành để có thể thườngxuyên cung cấp những thông tin trao đổi, bàn bạc rồi từ đó tìm ra giải pháp thìchúng ta sẽ giải quyết được những yêu cầu mà Chính phủ đề ra.
Tính đến Tết Tân Mão thì TP Hà Nội, TP.HCM cũng đã tăng mức dự trữ hàng hoá,cùng với đó là cho các doanh nghiệp trong ngành thương mại được vay không phảitrả lãi, để mua dự trữ hàng hoá đảm bảo cung cấp không chỉ trong Tết mà cả sau Tết.
Với những chuẩn bị như vậy, giá cả hàng hóa thiết yếu sẽ đảm bảo được cung ứngra thị trường cho trước, trong và sau Tết, theo đó tình trạng tăng giá đột biến cũngsẽ không xảy ra.
- Đó là những giải pháp cho trước, trong và sau Tết, vậy còn lâu dài để trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Bộ Công Thương đã có những giảipháp gì?
-Để góp phần thực hiện mục tiêu theo chỉ đạo của Đại hội đảng lần thứ 11, sẽđược tổ chức tại HàNội trong thời gian tới đây và theo mục tiêu chiến lượng phát triển xã hội năm2011 - 2020, chúng ta phải trở thành cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiệnđại, đối với ngành công thương phải triển khai rất nhiều biện pháp, trong đó cónhững biện pháp ngắn hạn trước mắt và những biện pháp dài hạn có tính chất chiếnlược.
Điều đầu tiên là phải tăng cường chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệptheo hướng, tăng tỷ trọng khu vực sản xuất, khu vực chế biến sâu, khu vực có giátrị cao. Đồng thời, giảm bớt những lĩnh vực gia công, lĩnh vực giá trị gia tăngthấp và những lĩnh vực mà mình phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, phụliệu từ bên ngoài, đây được xem là những giải pháp rất là cơ bản.
Cùng với đó, phải xem lại vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch vì trong thờigian vừa qua chúng ta cũng đã rất quan tâm đến vấn đề, tuy nhiên, giữa việc thựchiện quy hoạch với cái việc điều chỉnh và bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tìnhhình mới cũng còn có nhiều bất cập. Nhiều quy hoạch đã được ban hành và phêduyệt, nhưng thực hiện không tuân theo được quy hoạch đó, nó dẫn đến những mấtcân đối trong các nguồn lực và làm mất cân đối trong đầu tư ở khu vực này vớikhu vực khác.
![]() |
Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (Ảnh: Phạm Huyền) |
Tôi cho rằng đó là một biện pháp trong thời gian tới đây Bộ sẽ dành sự quan tâmnhiều hơn để đảm bảo rằng, quy hoạch luôn luôn được xây dựng dựa trên những dựbáo về tình hình phát triển thực tế và quy hoạch một cách tổng thể về phân bốlực lượng sản xuất, về tăng năng lực sản xuất, về góp phần tạo thu nhập việc làmcho các khu vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và giatăng thị trường xuất khẩu.
- Nền tảng của côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là có công nghiệp phụ trợ phát triển. Vậy xin ông chobiết định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ ra sao?
- Hiện nay công nghiệp hỗ trợ, đã được Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệtvà Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, trong đó rất nhiều lần xâydựng những dự thảo về nghị định của Chính phủ trong việc phát triển ngành côngnghiệp hỗ trợ.
Tuy nhiên khi bàn kỹ về vấn đề này thì quan điểm và ý kiến cũng còn khác nhau,có một số ý kiến cho rằng chúng ta chỉ cần vận dụng tốt những cơ chế chính sáchưu đãi hiện nay cho kinh tế nói chung và cho công nghiệp nói riêng cho đầu tưthì chúng ta đã có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Nhưng cũng không có ít ýkiến cho rằng, nếu chỉ với cơ chế chính sách hiện hành thì chưa đủ sức để chúngta tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư đi vào công nghiệp hỗ trợ. Và Bộ CôngThương thì thiên về ý kiến thứ 2, vì đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ là đầu tư cótỷ lệ lợi nhuận thấp và nếu như không có sự can thiệp của Nhà nước kể cả, bằngcơ chế chính sách và những hỗ trợ cụ thể thì sẽ có rất ít nhà đầu tư trong nướcvà ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực này.
Vì vậy, qua nhiều lần xây dựng dự thảo, văn bản hiện nay Bộ Công Thương đanghoàn tất bản phác thảo cuối cùng, trình Chính phủ một lần nữa và tôi tin rằngđứng trước tình hình hiện nay và đứng trước sự cấp bách phải có một văn bản phápluật định hướng cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ, chắc chắn Chính phủ sẽ xemxét và thông qua.
Theo Yến Nhi
VnMedia