- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kiểu nhà dành cho những cặp vợ chồng sống cùng bố mẹ, vừa gần gũi vừa đảm bảo được sự riêng tư và tránh cãi vã
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều bậc con cái ở Nhật Bản chọn sống cùng cha mẹ thay vì ra ngoài ở riêng độc lập do yếu tố già hóa đang tăng cao và tình trạng lao động kép vất vả.
- Những ngôi nhà gỗ đẹp mắt và thân thiện với môi trường cho bạn không gian sống cân bằng, bình yên
- Cây cảnh trong nhà dành cho người bận rộn: Dù ít thời gian chăm sóc, bạn vẫn có những không gian xanh tuyệt vời
- Căn hộ ấn tượng sau cải tạo, hiện đại và đầy tính thẩm mỹ nhưng vẫn lưu giữ được những yếu tố đẹp đẽ của quá khứ
Việc này giúp các cặp vợ chồng trẻ thuận tiện hơn trong việc chăm sóc phụ mẫu, không lo họ phải sống một mình. Đồng thời khi ở cùng, bố mẹ già còn có thể giúp đỡ con cháu, quán xuyến việc nhà vừa vui vẻ tinh thần, vừa để thế hệ trẻ yên tâm làm việc và phấn đấu.
Dưới đây là 3 loại nhà chính của thế hệ thứ hai ở Nhật Bản để việc sống chung với bố mẹ được thuận tiện, cụ thể là kiểu nhà: sống chung hoàn toàn, chia tách hoàn toàn và chia một phần. Người Việt chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo để thiết kế không gian sống hợp lý cho gia đình mình khi có cuộc sống và mong muốn tương tự.
1. Kiểu nhà sống chung hoàn toàn
Ở kiểu nhà này, ngoài phòng ngủ riêng thì các cặp vợ chồng trẻ sẽ sử dụng chung phòng khách, nhà bếp và phòng tắm… với bố mẹ. Mặc dù khó bảo vệ sự riêng tư nhưng chi phí xây nhà sẽ ít hơn rất nhiều, và hầu hết những gia đình chọn cách sống thế này đều gặp khó khăn về tài chính.
Thực tế, có tương đối ít người Nhật sống theo cách này và cấu trúc của ngôi nhà về cơ bản giống như cấu trúc của một gia đình bình thường. Trong khi đó, người Nhật rất coi trọng sự riêng tư của bản thân và người khác, dù sống chung với nhau nhưng họ vẫn muốn chừa một khoảng không gian cho mình. Cũng giống như nước ta, cách sinh hoạt trong không gian chung như vậy lâu dài sẽ dễ xảy ra xích mích nên các vợ chồng trẻ ở Nhật khá lo lắng và họ thường lựa chọn 2 kiểu nhà "an toàn" hơn phía dưới.
2. Ngôi nhà hoàn toàn tách biệt
Đúng như tên gọi của nó, trong ngôi nhà kiểu này tất cả các khu vực sử dụng của cha mẹ và con cái, bao gồm cả lối ra vào đều được tách biệt, đảm bảo sự riêng tư và độc lập. Ví dụ như ngôi nhà trong hình có 2 lối ra vào, người già sẽ đi lối riêng và con cháu lại có một lối đi khác.
Tòa nhà nhỏ có 2 tầng, tầng 1 dành cho bố mẹ già yếu không đi lại được, 2 vợ chồng trẻ và con ở tầng 2.
Có cửa thông gần cầu thang vào nhà tầng 1 thuận tiện cho vợ chồng trẻ chăm người già, cháu nhỏ cũng có thể qua đây tìm ông bà nội chơi.
Phòng khách của ông bà là một phòng kiểu Nhật điển hình và mẹ của chủ nhân thường thích thờ Phật ở đây.
Phòng bếp và phòng ăn được ngăn cách bởi tủ đựng đồ, không gian không lớn nhưng có cửa sổ thoáng sáng, sạch sẽ rất dễ chịu.
Ngôi nhà thiết kế lối vào dành riêng cho đôi vợ chồng trẻ để đi từ tầng 1 lên thẳng cầu thang tầng 2 là không gian sống độc lập của họ và con cái. Ở đây có phòng khách, bếp, phòng ngủ, phòng tắm và các thiết bị hỗ trợ đều đầy đủ. Phòng khách của họ cũng là phòng kiểu Nhật, nơi thanh niên và trẻ em thích xem TV.
Phòng bếp cũng thông thoáng, trong góc còn có bàn học cho con với tủ đựng đồ, tạo điều kiện cho các em học bài và soạn bài ở nhà.
Cách thiết kế này khiến cuộc sống của cả 2 thế hệ đều thuận lợi, thoải mái. Họ có thể gặp nhau, cùng ăn tối sum họp đầm ấm và vui vẻ nếu muốn. Còn nếu muốn yên tĩnh, cánh cửa kết nối ở giữa 2 tầng được đóng lại là xong, mỗi người sẽ lại có một thế giới nhỏ không làm phiền lẫn nhau.
Dù ở riêng nhưng họ rất thân thiết, khi một bên cần thì bên kia có thể nhanh chóng đến giúp đỡ! Tuy nhiên, vì tầng nào cũng cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như một gia đình độc lập nên chi phí xây dựng không hề thấp!
3. Kiểu nhà sống chung một phần
Vẫn là sống chung với bố mẹ già, nhưng ở ngôi nhà kiểu này cha mẹ và con cái sẽ chia sẻ một phần không gian. Khu vực chung chủ yếu là lối vào hoặc phòng khách, và nhà bếp của gia đình cũng được sử dụng chung. Tuy nhiên, ngay cả khi dùng chung bếp, họ sẽ chọn đặt hai bộ đồ bếp và "set up" bữa ăn riêng.
Trong khi đảm bảo sự riêng tư, kiểu cư trú này có thể tăng cường giao tiếp giữa hai thế hệ, cho phép cha mẹ tận hưởng cuộc sống vui vầy bên con cháu. Đây cũng là kiểu cư trú phổ biến ở Nhật Bản hiện nay. Lấy ngôi nhà sau đây làm ví dụ, tổng cộng có 3 tầng. Hai thế hệ sử dụng chung hành lang, bố mẹ ở tầng 1, vợ chồng trẻ ở tầng 2, con cái ở tầng 3 và có không gian sinh hoạt riêng.
Vì xung quanh không có tòa nhà nào nên tầng một của ngôi nhà này đặc biệt sáng sủa. Phòng khách ở tầng 1 rất rộng, tách biệt với phòng ngủ và phòng bếp, cũng là không gian sinh hoạt chung của đại gia đình.
Phòng bếp được thiết kế đơn giản giúp không gian tầng 1 có vẻ rộng hơn. Hơn nữa, vị trí của tất cả các vật dụng rất rõ ràng và dễ lấy, thuận tiện hơn cho cha mẹ già sử dụng.
Bàn ghế ăn trong nhà được làm bằng gỗ nguyên tấm, khăn trải bàn tạo cảm giác cao cấp. Khi khách đến nhà, họ sẽ tiếp đãi khách ở đây, rất niềm nở và phong cách.
Phòng ngủ của bố mẹ mang không khí nhẹ nhàng, dễ chịu.
Cầu thang dẫn lên tầng 2, điều đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy là bàn ăn của đôi vợ chồng trẻ, sau đó là bước vào phòng khách.
Trong phòng khách có một chiếc ghế sô pha, không gian nhỏ nhưng ấm áp. Ở bên cạnh ghế sofa là ban công nhỏ.
Vì có hai con, họ đặc biệt làm một tủ quần áo lớn để lưu trữ cho cả nhà rất gọn gàng, ngăn nắp.
Phòng cho trẻ ở tầng 3, diện tích nhỏ nhưng xinh xắn, đủ cho 2 bé sử dụng. Và để cho chúng có không gian vui chơi, một ban công rộng đã được xây dựng đặc biệt ở sân thượng làm "phòng khách" cho hai cậu bé.
Với kiểu nhà này, vợ chồng trẻ và bố mẹ vừa có cuộc sống gần gũi nhau, vừa có thể xây dựng không gian sinh hoạt theo ý tưởng của riêng mình. Chi phí xây nhà sẽ rẻ hơn kiểu nhà tách biệt hoàn toàn, tuy nhiên nếu gia đình đông người muốn có không gian riêng tư một chút thì diện tích căn nhà phải đủ rộng.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Nhà đẹp1 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Nhà đẹp6 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Nhà đẹp8 giờ trướcCây phú quý được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn để trang trí trong gia đình vì có vẻ ngoài bắt mắt và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
-
Nhà đẹp1 ngày trướcNhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?
-
Nhà đẹp1 ngày trướcHoa cúc vừa đẹp vừa bền, lại có màu sắc tươi sáng đem lại sinh khí cho không gian sống, vậy tại sao không nên trồng cây hoa cúc trước nhà?
-
Nhà đẹp1 ngày trướcTrong phong thủy, căn bếp có ý nghĩa rất quan trọng quyết định tiền tài, sức khỏe cho gia chủ và những người sinh sống trong gia đình. Dưới đây là những điều đại kỵ không nên phạm phải khi bạn xây dựng căn bếp của mình.
-
Nhà đẹp1 ngày trướcCăn hộ có diện tích khoảng 105m2 được thiết kế theo phong cách hiện đại là tổ ấm của diễn viên Thuỷ Bi và ông xã doanh nhân.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcMua nhà chung cư đang là lựa chọn phổ biến của các gia đình trẻ, tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết chọn tầng nào tốt nhất?
-
Nhà đẹp2 ngày trướcBên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc lựa chọn hoa để bàn theo phong thủy cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top những loại hoa để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcCăn nhà một tầng mới hoàn thành của vợ chồng trẻ ở đảo Phú Quốc với thiết kế thân thiện môi trường.
-
Nhà đẹp2 ngày trướcTrồng cây cảnh trong nhà mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cây cảnh, không ít người cảm thấy bất lực khi những chậu cây trồng trong nhà không thể phát triển như ý muốn.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcCây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.
-
Nhà đẹp3 ngày trướcBàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh, ngay cả việc đồ vật nào có thể đặt bên dưới bàn thờ cũng phải được cân nhắc kỹ.