Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?

Phòng bếp luôn là không gian quan trọng trong mỗi gia đình được chủ nhà chú ý lúc thiết kế xây dựng hay đặt làm tiêu chí lựa chọn khi mua nhà để ở.

Đối với những không gian có khiếm khuyết thì việc bố trí phòng bếp thế nào cho hợp lý và thuận tiện cũng là bài toán được rất nhiều người quan tâm. Trong đó phòng bếp kiểu hành lang khá thường gặp, nhất là tại các căn hộ chung cư nhỏ. Vậy gặp phòng bếp kiểu này chúng ta nên thiết kế, sắp xếp thế nào là tốt nhất?

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-1

Lý do cho tên gọi "Nhà bếp kiểu hành lang"

Gọi là nhà bếp kiểu hành lang vì hai khía cạnh: Một là không gian bếp dài và hẹp tạo thành lối đi hành lang; hai là lối đi thực sự được biến thành nhà bếp. Mặc dù đây là hai định nghĩa khác nhau nhưng chúng nằm trong thiết kế tổng thể của căn nhà và có sự tương đồng nên được gọi chung là nhà bếp kiểu hành lang.

Đặc điểm chung của dạng nhà bếp này là toàn bộ không gian có hình chữ nhật, với chiều rộng ngắn, mang đậm cảm giác chiều sâu. Nếu diện tích hạn chế, toàn bộ không gian sẽ tạo cho người nhìn cảm giác dài, hẹp và chật chội.

Ba phương pháp bố trí phổ biến và hiệu quả cho nhà bếp hành lang

Theo kinh nghiệm từ các nhà thiết kế, đối với một không gian bếp kiểu hành lang, hiện có ba phương pháp phổ biến và ưu việt nhất khi thiết kế là: hàng đơn, hàng đôi và hình chữ L.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-2

1. Bố cục hàng đơn

Bố cục hàng đơn chúng ta sẽ thiết kế đồ dùng trong căn bếp thành một dãy, tức là các tủ, bồn rửa, bếp nấu và khu vực lưu trữ được bố trí trên cùng một bức tường bên. Theo đó, mọi công việc sẽ được hoàn thành theo một đường thẳng, nó không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày mà còn hoàn toàn tiết kiệm không gian.

Ưu điểm về bố cục: Phân bố đơn giản, tiết kiệm diện tích, phù hợp với không gian bếp dài, hẹp và chật chội.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-3

Phần mở rộng thiết kế:

 4 khu vực: tủ lạnh, dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn + nấu nướng và bảo quản cần được bố trí hợp lý theo thói quen sử dụng cá nhân.

② Thiết kế tủ nên đứng thẳng, cố gắng không để lại bất kỳ khoảng trống nào.

③ Nếu muốn có khu vực ăn uống, bạn có thể lắp bàn ăn gấp ở bức tường đối diện khu vực nấu nướng.

2. Bố cục hàng đôi

Nghĩa là, bố cục đối xứng, khu vực làm bếp được bố trí trên các đường song song hai bên, nhìn chung về cùng một phía để dọn dẹp và chuẩn bị. Cụ thể, một bên nấu nướng, và một bên là bàn ăn khiến gian bếp trở nên hoàn chỉnh hơn.

Ưu điểm về bố cục: Không gian có đầy đủ chức năng và khả năng lưu trữ tốt.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-4

Phần mở rộng thiết kế:

Nếu không gian tổng thể là đủ và hình chữ nhật, có thể chọn kiểu bố trí này.

Vị trí nấu nướng nên thiết kế theo tổ hợp tủ lạnh - chậu rửa - bếp ga, phù hợp với quy trình nấu nướng hàng ngày.

Thiết kế khu vực lưu trữ theo tỷ lệ sử dụng hàng ngày. Chẳng hạn, phía trên không thuận tiện khi lấy đồ đạc ta nên dùng để cất giữ những thứ ít dùng đến, những vật sử dùng thường xuyên thì để ở phía dưới.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-5

Ngoài ra, gia chủ có thể thiết kế vách ngăn để tiện phân loại. Phía dưới có thể dùng làm ngăn kéo hoặc tủ chứa lớn hơn để là nơi cất giữ các thiết bị điện như máy ép nước trái cây, máy làm sữa đậu nành… Không gian giữa có hiệu suất sử dụng cao nhất có thể thiết kế hình thức lưu trữ phù hợp theo số lượng và kích thước thực tế của đồ vật.

④ Bàn ăn được bố trí sau cùng, nhìn chung có thể kê thêm trực tiếp một bộ bàn ghế ăn có kích thước phù hợp. Nếu có dạng cửa sổ lồi thì cũng có thể tận dụng không gian cửa sổ lồi làm thành ghế thẻ và kê thêm bàn ăn bên cạnh.

3. Bố cục hình chữ L

Ở bố cục này, chúng ta lấy một góc tường 90° làm điểm tựa, từ đó thiết kế mở rộng sang hai bên hình chữ L. Cụ thể, tủ lạnh, khu vực chuẩn bị bữa ăn và bếp nấu bố trí ở phía bên dài (thân chữ L); tủ lưu trữ và bồn rửa ở phía bên ngắn (chân chữ L) và tổng thể đường chuyển động của người nấu bữa ăn là hình tam giác.

Ưu điểm về bố cục: Khả năng sử dụng không gian cao, vận hành thuận tiện và đường di chuyển hợp lý.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-6

Phần mở rộng thiết kế:

Tất cả các bố cục được phát triển với các hoạt động "rửa, cắt và nấu" làm cốt lõi.

Chú ý đến thiết kế góc. Mặt bàn thường dùng để đặt thớt, khu vực hình tam giác có thêm giá để đựng các loại gia vị khác nhau. Nên lắp thêm giỏ kéo ở phía dưới góc để tăng khả năng lưu trữ tổng thể.

Nếu có cửa sổ thì nên lắp đặt bồn rửa bên dưới cửa sổ để đảm bảo không bị cản trở bởi tủ âm tường khi rửa thực phẩm, bát đĩa. Tủ âm tường hai bên trái phải cũng có thể gắn liền hơn.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-7

Các vấn đề cần chú ý khác

Sau khi hoàn thành bố cục cơ bản, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau để căn bếp kiểu hành lang được hoàn hảo nhất:

Màu sắc không nên quá lộn xộn. Chọn một màu duy nhất để tăng hiệu ứng thị giác cho không gian ở mức độ nhất định và duy trì sự sạch sẽ.

Nên đặt trước các ổ cắm. Hoặc bổ sung thêm một vài vị trí khác càng tốt để tránh việc phải rút ra cắm vào khi sau này không đủ số ổ cắm.

Phân bố ánh sáng đồng đều, tốt nhất là một đèn chính và nhiều đèn phụ để việc nấu ăn hàng ngày thuận tiện hơn.

Đừng nghĩ đến việc giấu máy hút mùi loại chữ T trong tủ bếp, lắp riêng ra sẽ tiện lợi và thiết thực hơn.

Trong nhà có phòng bếp kiểu hành lang, bạn đã nghĩ đến cách bố trí chưa?-8

Trên đây là những kỹ năng bố trí phòng bếp kiểu hành lang, tuy không thể thay đổi hình dáng tổng thể của căn bếp nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng một số kỹ thuật thiết kế và phân bố hợp lý. Điều này giúp cải thiện những bất tiện do diện tích gây ra, từ đó căn bếp có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia chủ một cách thuận tiện nhất.
 

Theo V.K - Vietnamnet


thiết kế nhà đẹp

nhà bếp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.