"Tôisáng tác bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng mất hai tiếng, nhưng là haitiếng và cả cuộc đời" - Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
82 năm tuổi đời và 60 năm cống hiến cho sựnghiệp sáng tác, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được mọi thế hệ người dân Việt nhắc tớinhư một tương đài về âm nhạc, những giai điệu của ông vẫn ngày ngày vang lênkhắp mọi nẻo đường, mọi miền quê.
Trong một buổi chiều chớm thu, ngồi trong căn gác tầng ba nhìn ra con phố hối hảnhững dòng người, tôi lại được nghe những lời ca đi cùng năm tháng, được ngườinhạc sĩ hiền hậu kể cho nghe về những tháng ngày đã qua...
![]() |
- Chào nhạc sĩ, gầnđây thấy báo chí có nhắc đến vấn đề giải thưởng Nhà nước và giải thưởngHồ Chí Minh khá nhiều, trong ấy có trường hợp của ông. Cá nhân ông suynghĩ như thế nào về những câu chuyện cũng như giải thưởng này?
- Tôi có làm đơn tới hội nhạc sĩ, nhưng hội không liên lạc gì với tôi.Về sau hội âm nhạc Hà Nội đứng ra bảo tôi gửi danh mục các sáng tác thìtôi có gửi, nhưng bên hội nhạc sĩ lại bảo đấy không phải hồ sơ, họ cứ đổtại lẫn nhau, rồi khi họp báo thì nói vì tôi không gửi hồ sơ, không làmđơn nên họ không xét. Hội âm nhạc vẫn tiếp tục có ý kiến về trường hợpcủa tôi thì họ nói hội đồng sơ tuyển nó giải tán mất rồi nên không làmgì được nữa. Tôi chỉ nói thôi nếu không được thì thôi.
|
Tôi nghĩ phần thưởng lớn nhấtđối với một người sáng tác là tác phẩm của mình có chỗ đứng trong lòng côngchúng. Tôi còn nhớ cái hồi tôi còn ở Huế, khi đi trên sông Hương, ông trưởngban tổ chức nói “Hôm nay có bác đi ở trên tàu thế này là vui lắm, lát để tôigiới thiệu là NSND. Tôi bảo không, tôi không phải NSND. Ông ấy lại nói thếbác là thứ trưởng à? Tôi nói không, tôi không phải thứ trưởng, tôi chỉ làngười sáng tác nhạc thôi. Ra đến giữa sông ông ấy đứng lên nói, hôm naytrên thuyền của chúng ta có một nhạc sĩ, đó là nhạc sĩ của nhân dân". Tôirất cảm động về điều ấy, niềm vui lớn nhất cuộc đời của tôi là được làmngười nhạc sĩ của nhân dân
Giải thưởng Nhà nước hay giải thưởng Hồ Chí Minh là rất cao quý, nhưng thúthật trong lần này tôi phải nói rằng tôi không quan tâm lắm, vì cái xét giảithưởng lạc hậu rồi. Vì sao? Vì âm nhạc có phải ra đời cái là nổi ngay đâu.Hai giám khảo công minh nhất là công chúng và thời gian, có những cái côngchúng thích nhưng nó không vượt qua được thử thách của thời gian. Nếu xétgiải thưởng âm nhạc không qua thử thách của thời gian có thể anh sẽ tặngnhầm. Tôi nghĩ giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh là rất cao quý,nhưng sao chúng ta không làm một cách khác, ví dụ như vào ngày sinh nhật củangười đó, hoặc ngày quốc khánh, ta xem xét cả quãng đời hoạt động nghệ thuậtcủa họ rồi trao tặng. Hoặc một cách nào đó, chứ làm như thế này tôi e khôngcông tâm.
Cái cơ chế xin – cho như thế nàyrất gây hại vì nó đẻ ra một thói hư, vì người ta có thể chạy chức, chạy quyền vàchạy cả giải thưởng, nên những người có tự trọng sẽ không bao giờ làm đơn xincả. Nhiều người hỏi tôi có tiếp tục làm đơn không, tôi nói không, vì tôi đã cóphần thưởng lớn nhất là sự yêu mến của nhân dân rồi, thế thôi.
- Ông được mọi người biết đến không chỉ vì một gia tài đồ sộ hơn 700 bài hátđi cùng năm tháng, mà còn vì ông là một trong số ít nhạc sĩ dành sự nghiệp củamình cho âm nhạc thiếu nhi, điều gì khiến ông có nhiều sáng tác cho thiếu nhinhư vậy?
- Tôi thấy có một mảng mà nếu chú ý đến nó mới là có văn hóa, đó là mảng viếtcho thiếu nhi, chẳng ai chịu quan tâm tới nó cả, vì viết cho thiếu nhi không cótiền, kiếm tiền không được, không nổi danh. Nhưng tôi phải nói rằng nó vô cùngquan trọng, vì nó đào tạo cho cả một thế hệ. Trẻ em hôm nay hát toàn tiếng Anhvới tiếng Hàn, tiếng Nhật… hát nhại theo người lớn, rồi tôi xem trên Youtubethấy cả những bài trẻ em hát một nửa tiếng Anh, một nửa tiếng Việt, mà nóinghiêm khắc ra lại là tiếng Anh bồi. Tôi nhớ có một câu nói rằng “Khi anh mấtchủ quyền về ngôn ngữ, sẽ mất nhiều thứ nữa, chứ không phải chỉ kinh tế”, rồichúng ta sẽ thành một dân tộc nào đó chứ không phải dân tộc mình nữa.
Gần đây tôi thấy báo chí cũng nói nhiều, hình như người ta xem múa, xem trìnhdiễn trang phục gì đó trên sân khấu chứ không còn nghe hát nữa, mà cũng chẳngcòn ai chịu quan tâm tới âm nhạc dành cho thiếu nhi nữa. Những nhạc sĩ viết vềtình yêu và thất tình nhiều quá.
Còn nhớ khi tôi sang Đức, có một ông tiến sĩ đã tới tìm tôi và cho tôi nghe bàihát Chiếc đèn ông sao được dịch sang tiếng Đức. Tôi hỏi “Ông có biếtcái bài ấy nó nói về cái gì không?”, ông ấy nói “Tôi không biết chiếc đèn ôngsao, nhưng tôi rất thích cái tiết tấu tùng dinh dinh của bài hát, nó giống âmnhạc ở Carnaval bên đất nước tôi”. Thế tôi mới nói âm nhạc có sức mạnh ghê gớm,nó còn vượt cả biên giới lãnh thổ và quốc gia.
Khi viết cho trẻ con, vì nó phát triển có gia tốc nên Bộ Giáo dục chủ trương vừachơi vừa học, vừa học vừa chơi. Bây giờ là thời kì công nghiệp hoá, bên cạnhnhững bài hát nhẹ nhàng cần những bài hát sôi động. Những bài hát nhạc rock làthể loại có thể bộc lộ tình cảm mạnh mẽ nhất. Thế nên đừng phản đối những chuyệnấy, vấn đề là rock Việt Nam, rap Việt Nam… đừng lai căng là được.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có nói một câu rất cảm động “Đi tới tận cùngcủa dân tộc, chúng ta bắt gặp nhân loại”. Cứ sống đúng với tình cảm củadân tộc mình, chúng ta sẽ gặp cả thế giới thôi. Tình cảm của tôi là dànhcho các em thiếu nhi của dân tộc mình.
Có một người đã nói với tôi “Trẻ con có thể nói tiếng Anh, tiếng Pháp,tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Việt Nam, nhưng nó khóc giốngnhau, nó cười giống nhau…”. Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, nên nóđến với trẻ con tự nhiên lắm.
- Ông có thể chia sẻ kỉ niệm về bài hát được nhắc tới nhiều nhấttrong cuộc đời sáng tác của mình, bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đạithắng”?
- Có thể nói đó là bài hát tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời sáng tác củamình, bài hát được ngân lên đúng vào chiều ngày 30/4/1975, khép lại cảmột chặng đường dân tộc chìm trong khói lửa chiến tranh, lời ca hân hoanrộn ràng đón chờ một cuộc sống mới không xiềng gông, nô lệ và áp bức. Đólà bài hát mà đi bất cứ đâu tôi cũng thấy nó ngân vang, và đó là điềuhạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi.
Có người không biết đã hỏi tôi sáng tác bài hát Như có bác hồ trongngày vui đại thắng mất bao lâu, tôi nói mất 2 tiếng. Người đó đãnói nhanh như vậy chắc ngày 8 tiếng làm việc bác phải sáng tác được 4bài. Tôi cười nói, 2 tiếng và cả cuộc đời.
Sự thật là 2 tiếng và cảcuộc đời.
- Có thể nói cuộc đời lao động nghệ thuật của ông đã viết nên được một cuốnbiên niên sử của dân tộc, vì giai đoạn nào ông cũng có những sáng tác gắn liềnvới thời khắc lịch sử.
- Tôi vẫn thường quan niệm viết nhạc giống như các anh các chị viết văn, phải tựhỏi viết để làm gì, viết cho ai và viết như thế nào. Tôi là người của nhân dân,tôi sáng tác nhạc cũng dành cho nhân dân và dân tộc này, mỗi khi đất nước bướcvào thời khắc quan trọng, tôi phải cầm bút và viết.
Từ Chiếc gậy trường sơn, Hà Nội Điện Biên Phủ, đến Chiến đấu vì độc lập tự do…,mỗi thời khắc của dân tộc đều ghi dấu ấn trong tôi
- Và có những bài hát ra đời như tiếp thêm sức mạnh cho cả dân tộc...
- Sức mạnh của âm nhạc lớn lắm. Tôi nhớ bài Quốc ca của pháp, chỉ do một nhạc sĩnghiệp dư viết thôi, nhưng khi Pháp có chiến tranh với Đức, khi bài hát đến tayngười chỉ huy của Pháp, ông ấy đã nói bài hát tiếp cho chúng tôi sức mạnh bằngcả binh đoàn.
Tôi còn nhớ khi chúng ta đang có chiến tranh biên giới với Trung Quốc, bài Chiếnđấu vì độc lập tự do được phát trên đài, đã có những chiến sĩ trong khu Năm gọiđiện ra nói “Anh tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi rồi đấy anh Tuyên ạ”. Nhữngđiều như thế khiến tôi thực sự cảm động.
- Bây giờ ông có còn tiếp tục sáng tác nữa không ạ?
- Bây giờ hầu như tôi không sáng tác nữa, thấy tiếc vì quỹ thời gian của mìnhcòn ít quá.
Hiện tại tôi sống một mình, nhà tôi mất cách đây hai năm, nhưng tôi phải cảm ơnbà ấy rất nhiều, vì sự nghiệp sáng tác nhạc cho thiếu nhi của tôi đựơc bà ấy ủnghộ rất nhiều. Bà ấy là giáo sư tâm lý học, nên thường nói với tôi về tâm lý trẻcon để có những bài hát hợp với thiếu nhi nhất.
Tôi sống bằng lương hưu, một cuộc sống đạm bạc. Nhưng mấy năm nay cũng đỡ hơnkhi trung tâm bản quyền phía Nam thỉnh thoảng lại gọi tôi vào lấy tiền vì các casĩ, các chương trình sử dụng bài hát của tôi. Không nhiều đâu nhưng cứ tích lạithì cũng được. Tôi nhớ cách đây hai năm, có một chị trong ấy gọi ra nói “Lần nàyanh được nhiều lắm nha, được những 30 triệu”, tôi ngạc nhiên lắm, vào xem danhsách các bài hát tôi thấy có tới 230 bài của tôi. Từ bài hát thiếu nhi đến bàihát về Trường Sơn, tôi rất vui vì điều đó, vì những sáng tác của tôi vẫn đựơcmọi người hát và nhớ tới nhiều. Tôi nghĩ đó mới là một phần thưởng lớn.
- Xin cảm ơn ông rất nhiều về cuộc tròchuyện, chúc ông thật nhiều sức khoẻ để có thêm những sáng tác hay cho thiếu nhivà dân tộc.
![]() |
![]() |
Bức thư đầy cảm động gửi nhạc sĩ Phạm Tuyên |
|
Theo VTC