Tôi đã có trọn vẹn 1 ngày chờ đợitại Trung tâm kế hoạch hóa gia đình. Tôi nhận ra rằng: phá thai, dù vì lý do nàođi chăng nữa đều rất đáng thương và đau đớn.
Ngày thứ 3
Tôi quay lại Trung tâm chuẩn đoán trước sinhđể chọc nước ối. 8h giờ sáng, hành lang trước Trung tâm đã lại kín đặcngười, trong góc cuối hành lang, gần phòng thủ thuật, gần 20 "bà bầu"mặc áo và váy (giống như cái nơm... bắt cá), màu trắng toát đang ngồichờ để chọc ối.
Thành phần "bà bầu" đủ lứa tuổi, có khoảngdăm chị tuổi trên 30 chọc ối để kiểm tra kỹ hơn về hội chứng Down theochỉ định của bác sĩ; còn có người kiểm tra não úng thủy...
Tôi lại tiếp tục "điệp khúc" chờ đợi. Khoảng11h, tôi là người cuối cùng vào phòng thủ thuật. Mới đầu, theo tưởngtượng, tôi nghĩ, họ sẽ lấy nước ối qua đường âm đạo, nhưng không, cácbác sĩ dùng một chiếc kim nhọn, dài chừng 5-7 cm chọc vào vùng bụng dướirốn. Vừa chọc, vừa dùng đầu dò siêu âm tìm vị trí nhiều nước ối nhất đểhút.
Vì thai nhi của tôi còn bé (khoảng 13 tuần),nên rất ít nước ối. Ngồi ngoài hành lang, tôi nghe một số "bà bầu" nóiít nhất 17 tuần mới có ối để chọc, nhưng không hiểu sao bác sĩ lại chỉđịnh tôi chọc thời điểm này. Có lẽ, bác sĩ muốn "thử nghiệm" tôi chăngvì biết tôi không giữ lại em bé...
Kết quả, sau 2 lần chọc và ngoáy kim đaunhói, tôi không lấy được nước ối! Bác sĩ lúc này lắc đầu: "quên khôngtư vấn cho cháu làm sinh tiết rau..." Tôi chẳng biết nói sao và quángán ngẩm cảnh chờ đợi, tôi không làm nữa, đành chập nhận và chờ đợi sauthời gian này sẽ đi làm NST đồ cả vợ và chồng.
Buổi chiều, một lần nữa, tôi trở lại Trungtâm kế hoạch hóa gia đình. Chồng tôi đi thăm dò quanh trung tâm. Khi làmthủ thuật phá thai, sẽ có 2 con đường: vào khoa sản 2 ngày tầng 2, kháđông, 2 bà bầu nằm 1 giường; thứ hai, có thể xuống khoa theo yêu cầu. Vợchồng tôi chọn xuống khoa theo yêu cầu với hy vọng sẽ có chỗ nằm tử tế,được chăm sóc tốt hơn.
Cả buổi chiều hôm đó 2 vợ chồng chờ để xinchữ ký vào "đơn phá thai tình nguyện" của lãnh đạo bệnh viện Phụ sản,nộp đầy đủ hồ sơ vào Trung tâm kế hoạch hóa gia đình, lấy giấy hẹn chobuổi sáng ngày mai.
Ngày thứ 4
7h30 phút, tôi vào Trung tâm kế hoạch hóagia đình, mọi người đã chen nhau trên hành lang chật chội của bệnh viện.Ở đây có những gương mặt rất trẻ, non nớt, sợ sệt; có những gương mặtbuồn rầu, lo lắng và bồn chồn...
Trước khi vào làm thủ thuật, tôi được vàophòng tư vấn, có lẽ vì quá đông, nên bác sĩ tư vấn cho tôi chỉ là hỏitên, tuổi, lý do phá thai. Ngoài ra, về cách thức hay về việc chăm sócsau khi phá thai thì quá hời hợt, tôi cũng chẳng có cơ hội để hỏi thêmvì có khoảng 5 người đang đứng chờ ngay sau tôi.
Tôi lại được phát cái váy "nơm úp cá" vàngồi chờ ở hành lang đợi gọi. Trên bức tường vàng trước mặt tôi, có dán3 mẫu đơn "xin phá thai": mẫu thứ nhất dành cho người đã có chồng vì lýdo vỡ kế hoạch: xin phá; mẫu thứ 2 dành cho người chưa đủ tuổi thànhniên, phải có người bảo hộ đi cùng và ký đơn: xin phá; mẫu thứ 3 dànhcho người đủ tuổi thành niên nhưng chưa có chồng: xin phá.
Trường hợp như tôi lại có mẫu riêng, được insẵn và chuyển từ Trung tâm chuẩn đoán trước sinh sang.
10h, tôi được đưa vào phòng chờ bên cạnhphòng thủ thuật ngay đó. Nếu thai dưới 7 tuần, việc làm thủ thuật diễnra ngay tại Trung tâm, thai lớn hơn sẽ chuyển xuống phòng sản 2 và sangkhoa yêu cầu. Chỉ đơn giản như thế nhưng tôi và vài người khác tiếp tụcchờ thêm 1 tiếng nữa.
Ngày hôm đó, có khoảng 10 "bà bầu" phải làmthủ thuật: 4 ca bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu, 1 ca xin phá vì nguycơ hội chứng Down cao, 1 ca của tôi, còn lại nằm trong số 3 đơn xin pháthai kia.
11h, cô y tá (nét mắt đăm đăm và không ngừngkêu ca về sự mệt mỏi khi phải chạy lên chạy xuống đưa hết người này tớingười khác đi) dẫn chúng tôi xuống tầng 2 của khoa theo yêu cầu. Tạiđây, chúng tôi được trưởng khoa hỏi han để vào hồ sơ, y tá phát thuốcngậm và đưa vào phòng 215 để chờ đợi.
Giọng y tá tại khoa lạnh lùng: các sản phụrất đông, phải chấp nhận nằm 3 người 1 giường đấy. Không thể diễn tả cảmgiác lúc đó: 3 người 1 giường, khoa theo yêu cầu... chúng tôi không thểhiểu nổi!!! Nhưng cái sự "ngạc nhiên" của chúng tôi còn kinh khủng hơnkhi bước chân vào phòng 215 đó. La liệt các "bà bầu" đã được ngậm thuốc,1 giường đã chứa "quá tải" 3 bà, thêm 4 người chúng tôi không biết...nhét vào đâu.
Chồng tôi và người nhà của một vài sản phụkhác bắt đầu đi thắc mắc, đáp lại vẫn chỉ một giọng lạnh lùng, vô cảm:chỉ có phòng đó thôi, các phòng khác là dành cho bệnh nhân mổ, sản phụsinh đã đặt trọn gói rồi.
Quá sốc, nhưng đành chấp nhận vì giờ quảthật chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Việc ngậm thuốc là hình thứccho sảy thai tự nhiên, khi âm đạo chảy máu và mở bác sĩ sẽ lấy cả búithai ra. Cách làm thủ thuật này được coi là tiên tiến nhất và không gâysự "kinh sợ" cho sản phụ...
Điểm hạn chế của phương pháp này chính làthời gian sảy phụ thuộc vào cơ địa từng thai phụ. Có những người chỉngậm thuốc khoảng 2-4 tiếng đã có thể làm thủ thuật. Nhưng cũng có ngườiphải mất 8-10 tiếng hoặc thậm chỉ là cả tuần. Trong phòng 215 dành chocác sản phụ phá thai hôm đó, có vài trường hợp như vậy. Một chị đã ngậmthuốc được 5 ngày, thai bị cạn nước ối, không giữ được, chị phải truyềnnước để tăng lượng ối. Một em ở nước ngoài, vì điều kiện tại đó khôngcho phá thai nên về Việt Nam, em đã ngậm thuốc 3 ngày nhưng chưa thấyhiện tượng gì...
Chúng tôi nhường nhau chỗ ngồi và nằm tronglúc chờ đợi. Lúc này, mong muốn duy nhất là được tiến hành làm thủ thuậtnhanh, an toàn. Đối diện phòng 215 là phòng của một sản phụ vừa sinh mổ,gia đình bên cạnh, tiếng khóc trẻ thơ, niềm vui của người được làm mẹkhiến một vài giây phút chúng tôi chạnh lòng...
5h chiều hôm đó, tôi cũng lên bàn thủ thuật,tôi vẫn tỉnh táo, chỉ được y tá tiêm cho một liều thuốc giảm đau, mọithứ đều nghe rõ, bác sĩ làm thủ thuật bình thản. Với họ, đây là côngviệc, cả sự lạnh lùng hay cáu bẳn kia cũng là vì áp lực trong bệnh việnquá lớn. Vì có sự nhờ vả và quen biết, bác sĩ đã cố gắng làm nhanh,không quá đau cho tôi. Nhưng cái cảm giác cũng các dụng cụ vào ngườicũng làm tôi sợ khủng khiếp, tim đập thình thịnh, chỉ biết nhắm mắt chomọi chuyện mau qua.
Khoảng 30 phút, tôi rời bàn thủ thuật saukhi được y tá "đóng bỉm", tôi tự đi xuống, chồng vào dìu sang lại phòng215. Ở đó, một vài "bà bầu" chưa làm đã nhường chỗ cho chúng tôi. Mặc dùthế tôi cũng phải nằm tráo đầu đuôi với 1 chị cũng vừa làm thủ thuậttrước đó.
Tôi tiếp tục được bác sĩ cho ngậm thuốc, sauđó là uống thuốc kháng sinh và kháng viêm. Nằm im trong khoảng 2 tiếngđể theo dõi xem có bị lạnh trong (chạy máu trong), sốt (bị viêm) haybiểu hiện bất thường nào khác không. Nếu ổn định, bác sĩ kiểm tra là cóthể ra về được.
Tình trạng của tôi khá ổn, nhưng chồng tôinói cứ ở trong viện 1 đêm vì nhà chúng tôi cách viện khá xa. Thế nhưng,nếu cứ nằm ở đây đồng nghĩa với việc các sản phụ khác không có chỗ đểngủ trong đêm nay... Chúng tôi cảm thấy khá áy náy. Chồng tôi, cố gắngđi "thăm dò" các phòng, tìm hiểu và nhờ vả. Cũng may sau đó, một chị mổu nang đã đồng ý cho nằm nhờ vì giường của chị khá rộng.
Đêm đó tôi ở lại trong bệnh viện với cáibụng đã rỗng, bụng khá đau vì dạ con đang co lại. Cảm giác lúc đọ của cảtôi và chồng là khá nhẹ nhàng, chúng tôi nguyện cầu cho sinh linh bébỏng đó không oán trách và sớm siêu thoát...
Ngày thứ 5
Buổi sáng hôm đó, bác sĩ nói chúng tôi đisiêu âm rồi mang kết quả lại kiểm tra. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, bácsĩ kê thêm cho tôi thuốc ngậm (để ra hết dịch trong tử cung), kháng sinhmạnh và kháng viêm uống khoảng 1 tuần.
Vì chúng tôi đăng ký phá thai theo yêu cầunên số tiền nộp theo kiểu tạm thu trước đó sẽ là thu thật, không đượctrả lại. Lúc này, hai vợ chồng tôi mới lơ mơ đoán ra. Có lẽ vì lý dotrọn gói đó mà họ "nhét" chúng tôi vào 1 phòng duy nhất đó. Nếu bạn cónằm 1 ngày hay 10 ngày thì chi phí cho việc phá thai đã nộp cố định, họkhông thu thêm tiền phòng nằm mỗi ngày của bạn. Phòng đó người ra, ngườivào liên tục, ai chưa thể làm thủ thuật thì vẫn cứ nằm chờ ở đó.
Một kinh nghiệm nhớ đời...
Chúng tôi nhờ bác sĩ tư vấn thêm về việcchăm sóc sau sinh. Các cụ nói "một lần sa bằng 3 lần đẻ", bác sĩ thì chỉkhuyên giữ gìn, không ăn chua, không ăn rau cải... Còn kinh nghiệm củangười lớn và các mẹ thì vô vàn. Tất nhiên, chúng tôi răm rắp làm theo.
Theo aFamily