Kể từ ngày tổng kết mùa bóng 2011 đến nay, giới truyền thông tập trungrất nhiều vào ông bầu của đội Hà Nội ACB Nguyễn Đức Kiên.

Ông Kiên làngười lên tiếng rất mạnh trong cuộc họp và chỉ ra những sai phạm thànhhệ thống của những nhà điều hành và quan trọng là ông không đơn độc khicó rất nhiều ông bầu bóng đá cũng ủng hộ với tiếng nói của bầu Kiên…

Ý tưởng thành lập một giải mới của các ông bầu?

Trong phát biểu của mình ông bầu của đội Hà Nội ACB nhấn mạnh nếucần thiết sẽ cùng một số ông bầu, một số doanh nghiệp lập ra giảiđấu riêng được gọi là Super League như Indonesia đã làm. Được biếtđã có từ 5-6 ông bầu ủng hộ cách đặt vấn đề của bầu Kiên theo kiểu“nổi loạn” lập ra giải riêng vì mất niềm tin với giải cũ đã 11 mùamà cứ báo cáo láo, cứ thờ ơ trước tình trạng bát nháo trong công tácđiều hành.

Thực chất thì đấy chỉ là một cách nói của những ông bầu. Họ bỏtiền ra làm bóng đávà thấy không thỏa mãn vì bị đối xử bất công và không nể phục bộ máyđiều hành giải của VFF, nên nóng giận và tính chuyện “ra riêng”. Nênnhớ ý tưởng “nổi loạn” đấy ở Indonesia đã hình thành những không thểtồn tại vì chỉ là đóng cửa chơi với nhau chứ không được công nhậnvào hệ thống thi đấu của AFC, của FIFA…

Những ông bầu

Bầu Kiên "nổi loạn" đòi lập giải riêng

Tuy nhiên ý tưởng từ sự giậndữ và “không thể” đấy lại là sự kích hoạt cần thiết cho bộ máy điềuhành bóng đá Việt Nam bắt buộc phải thay đổi. Thay đổi để tồn tạithì vì chết mòn với lộ trình và cách vận hành quan liêu, cũ kỹ củanhững người sống lâu với bóng đá Việt Nam từ thời bao cấp sang đếntự hạch toán rồi lên chuyên nghiệp mà vẫn điều hành theo kiểu khépkín. Kiểu điều hành không tôn trọng những người bỏ tiền đầu tư làmbóng đá và cũng là không tôn trọng khán giả sẽ dẫn đến nhiều hệ lụytiêu cực mà cả nền bóng đá Việt Nam phải gánh chịu.

Đúng hơn thì quả bom đã “nổ” ngay trước ngày tổng kết mùa giải2011. Khi mà hai ông bầu của Hòa Phát Hà Nội tuyên bố không chơibóng đá nữa và sẵn sàng sang nhượng hết lại cho bầu Kiên của Hà NộiACB.

Trong một nền bóng đá chuyên nghiệp khi một ông chủ sang nhượnglại CLB của mình cho một đanh nghiệp khác là lẽ thường tình nhưngđấy là trường hợp doanh nghiệp phá sản, làm ăn thua lỗ. Đàng này HòaPhát Hà Nội lại đang là một đơn vị ăn nên làm ra và đầu tư rất mạnhvào bóng đá với một trung tâm bóng đá trẻ hoành tráng thuộc loạihàng đầu cả nước. Thậm chí là ngay cả cái lý do mà Hòa Phát nghỉbóng đá cũng rất rõ ràng: Thấy thời điểm này không thích hợp và mấtniềm tin vào cách điều hành khiến tổn thương với những gì mình hếtlòng bỏ ra cho bóng đá và vì bóng đá.

Lờn thuốc…

Đúng là thì hai ông bầu của Hòa Phát Hà Nội mới là người có quyềnđược ăn, được nói và được phán xét. Thậm chí là tiếng nói của họ sẽmạnh hơn cả bầu Kiên (ông chủ của đội bóng rớt hạng) nếu họ lên đăngđàn trên diễn đàn của hội nghị. Tuy nhiên với kiểu chán và thất vọngquá nên cũng chẳng cần và chẳng thèm để nói thì rõ ràng là nhữngngười điều hành bóng đá cần phải xem lại.

Bầu Đức kể từ khi nhận đội Gia Lai và đầu từ cho bóng đá đã 12năm rồi (1 năm ở hạng Nhất và 11 năm Chuyên nghiệp), thế mà cả 12năm đấy chưa một lần ông tham dự hội nghị tổng kết bởi ông thấy điềuđấy rất vô bổ. Ông nói đến và nghe rồi rà về hoặc có phát biểu cũngkhông được tiếp thu để mùa sau làm tốt hơn thì đến để làm gì. Ngườinhiều lần thay mặt HA Gia Lai dự hội nghị là ông Nguyễn Văn Vinh thìđã biết bao lần ông Vinh góp ý, phát biểu, thậm chí là chỉ trích rấtdữ dội thì cũng chẳng ai tiếp thu và mùa này khép lại mùa sau lạivẫn thế (thậm chí là tệ hơn) thì nói mãi cũng chẳng được gì lại cònbị ghét rồi bị trù dập nữa.

Những ông bầu

Bầu Đức chưa bao giờ tham dự hội nghị tổng kết

Thực chất thì phát biểu của bầu Kiênđược ủng hộ trong giai đoạn hiện nay cho dù có những phần rất cảmtính và mang tính bực bội nên mượn diễn đàn (lại có sự hưởng ứng củabáo giới) nên nói cho bõ ghét. Ông Kiên đã nói lên một sự thật màlâu nay trong bóng đá người ta đã nói rất nhiều. Đó là “đường dây”chạy điểm tồn tại trong bóng đá mà bản thân ông từng được gợi ý làphải mua trọng tài hoặc mua những cái khác thì sẽ dễ có điểm hơn làcứ thẳng thừng mà đá. Chuyện không mới nếu nhìn vào vụ án năm 2005có rất nhiều trọng tài và quan chức từng ra tòa vì đưa hối lộ còntrọng tài cầu thủ thì mắc tội nhận hối lộ…

Ông Kiên từng chỉ ra rằngtrước trận then chốt giữa ĐT Long An và Hòa Phát Hà Nội nhưng cóngười đặt vấn đề với lãnh đạo Hòa Phát là chỉ cần chi 500 triệu thìsẽ có trận thắng và điều này vốn là vấn đề tồn tại ở cuộc chơi córất nhiều giám sát, nhiều người cầm cân nảy mực…

Những điều đấy cho thấy đã có sự “lờn thuốc” trong bộ máy chốngtiêu cực hay trong chính những nhà điều hành biết chuyện mà cứ “thảrông” để rồi mùa này qua mùa nó cứ khép lại bằng những báo cáo tổngkết chung một kịch bản khéo co, khéo kéo và luyến láy trong thuậtngữ.

Cần sự “nổi loạn” từ nhiều phía

Vấn đề lớn nhất của bóng đá Việt Nam hiện nay thực chất là “bắttay” của các bộ phận trong bộ máy điều hành. Trên hết trong bộ máynày là Tổng thư ký VFF rồi xuống dần đến Trưởng ban tổ chức giải,các bộ phận giúp việc, các giám sát (giám sát trận đấu và giám sáttrọng tài), Hội đồng Trọng tài, trọng tài… Theo đúng tinh thần củacác bộ phận này là việc ai nấy làm và làm tròn phần trách nhiệm củamình nhưng đã từ lâu hầu hết các bộ phận nối tay nhau theo kiểu phảithuộc nằm lòng câu đừng làm khó cho ban tổ chức. Chính việc “bắttay” đấy mà tiếng cầu cứu hoặc sự than phiền từ nhiều CLB rằng trọngtài tiêu cực hay các đội chơi tiểu xảo làm hại bóng đá… vẫn ngangnhiên tồn tại. Vấn đề này dắt dây đến những đội bóng buộc phải điđường tà để tồn tại để phục vụ cho căn bệnh thành tích và cứ thế nóthành phong trào trong một giải đấu mà người ta cứ lừa dối nhau rồiche đậy đi sự thật.

Tiếng nói của ông Kiên rất cần thiết bởi nó làm nhiều người phảigiật mình nhìn lại cho dù chưa hẳn là đội ông không bao giờ chơi thứbóng đá đáng bị lên án đấy. Ít ra thì nó cũng làm nhiều người thứctỉnh và trên hết là những người cao nhất trong bộ máy quản lý bóngđá phải nhìn lại cấp dưới của mình và trăn trở với những giải pháp.

Chắc chắn sẽ có thay đổi nhưng vấn đề quan trọng bây giờ là giảipháp nào?

Nhổ ông trưởng giải Dương Nghiệp Khôi đi để ông khác ngồi vào thìcó khi còn tệ hơn bởi một ông trưởng giải kiên quyết nhưng đi ngượcvới “đường dây” đang vận hành thì vỡ hết cả đám.

Bản thân tôi cũng không tin nếu các doanh nghiệp cùng tẩy chay vàtin vào sức mạnh đồng tiền để thành lập một Super League nhưIndonesia thì giải sẽ thành công và hết tiêu cực. Bởi cái gì cũngcần phải có yếu tố chuyên môn và cần phải trung thành với hướng điđã định sẵn.

Khó khăn của bóng đá Việt Nam là mở cửa lên chuyên nghiệp theomột cách làm cứ đi rồi thành đường nhưng không có những người đàođường để đi đúng lộ trình rồi nâng cấp con đường đấy.

Câu chuyện về những ông bầu “nổi loạn” thực chất chỉ là những bứcxúc cần thiết buộc phải thay đổi cách điều hành bóng đá.

Và vấn đềbây giờ là phải có sự đồng lòng bắt đầu từ chính những doanh nghiệp,những ông bầu. Khi mà bầu Kiên thì mạnh miệng nói: “Một xu chi chotrọng tài tôi cũng không bỏ ra và thế là đội bóng của tôi gặp hàngloạt những khó khăn”; hay bầu Long của Hòa Phát Hà Nội than thở:“Chúng tôi chơi đàng hoàng nên 26 trận đấu thì có đến 12 trận bị“dí” thẻ đỏ trực tiếp!”, tức là cũng có những ông bầu hay cấp dướicủa các ông bầu đi theo hướng ngược lại.

Tiêu cực của bóng đá Việt Nam tồn tại ở hai phía và nó chỉ có thểgiảm bớt để dần ngay hàng thẳng lối từ hai phía: Những nhà điều hànhvà những ông chủ đổ tiền làm bóng đá.

Thế nên rất mong sự “nổi loạn” từ hai phía vì sự phát triển củabóng đá Việt Nam

Theo 24h