Không những đầu tư dàn trải, TổngCông ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) còn mua nhiều tàu cũ giá cao, nhiều tàu cũtới mức không thể đăng kiểm được ở Việt Nam… gây lỗ tới trên 1.685 tỷ đồng,riêng năm 2010 lỗ lên tới 1.273,8 tỷ đồng.
Đây là kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chấp hành pháp luật trongcông tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Vinalines.
Làm xấu hình ảnh đội tàu quốc gia
Kết thúc thanh tra công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giaiđoạn 2007-2010, TTCP chỉ ra hàng loạt những tồn tại, sai phạm. Cụ thể, từ2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đãqua sử dụng, tổng số vốn là 22.853 tỷ đồng…
![]() |
Sở hữu trụ sở hoành tráng nhưng Vinalines gây thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Như Ý. |
Hầu hết các dự án được lập sơ sài,nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất. Dự án nào cũng nêu hiệu quả kinhtế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng thực tế có 34/73 tàu mua về đưa vàokhai thác lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.
Ngoài ra, kết luận của TTCP cho thấy Vinalines đã đi vào “vết xe đổ” củaVinashin khi mua hàng loạt tàu cũ. Có 17 tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiệnđăng ký tại Việt Nam, thậm chí như tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn được mua vàđược Bộ GTVT cho phép đăng ký treo cờ nước ngoài (Mông Cổ, Panama).
Theo TTCP việc mua tàu cũ không thể đăng ký tại Việt Nam làm xấu đi hình ảnh độitàu quốc gia, giảm sức cạnh tranh.
Đội tàu của Vinalines thời điểm cao nhất có 149 tàu, thời điểm ít nhất có 100tàu, nhưng được phân bố dàn trải, phân tán và manh mún ở 18 đơn vị khai thác,trong đó cá biệt có đơn vị chỉ có 1 tàu. Đội tàu trên lại chủ yếu để cho thuêđịnh hạn làm lệch hướng phát triển vận tải biển, chưa bám sát chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ để phát triển thị trường vận tải biển phục vụ nền kinh tế quốcdân.
Hậu quả của những bất cập trên không chỉ làm kết khai thác đội tàu thấp. Tronggiai đoạn 2005- 2010, riêng Cty mẹ lỗ 935 tỷ đồng. Theo TS Trần Du Lịch, PhóTrưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, Việt Nam có lợi thế về biển, do vậy việc đầu tư để pháttriển hàng hải là cần thiết, chậm phát triển là đánh mất lợi thế. Tuy nhiên,cách làm như Vinalines vừa qua, mua tàu cũ về cho thuê “thì chết rồi, không phảilà nhà kinh doanh hàng hải thực sự”.
Ngập trong lãng phí và vi phạm
Theo kết luận của TTCP, giai đoạn 2007-2010, Vinalines đã đầu tư 14 dự án xâydựng cảng (1 cảng cạn, 1 cảng sông và 12 cảng biển), hầu hết các dự án đều xảyra vi phạm. Trong đó đáng chú ý có dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế VânPhong có tổng mức đầu tư điều chỉnh là 6.177,6 tỷ đồng.
Điều đáng nói là trong khi quyết định của Thủ tướng chỉ cho phép chi phí tối đacho việc tổ chức lễ khởi công dự án là 50 triệu đồng thì Vinalines đã chi tới4,114 tỷ đồng (vượt trên 80 lần) cho lễ khởi công này.
Dự án đầu tư nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phí Nam tổng mức đầu tư lên đến3.854 tỷ đồng cũng được xác định có nhiều sai phạm, gây lãng phí lớn. Vinalinesđã đầu tư khi chưa có quy hoạch và không đúng thẩm quyền. Chỉ tính riêng việcmua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định, gây ra hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng. Sau khi mua về phải sửa chữa nhiều lần.
Tính đến ngày 30.4.2010, tổng số tiền lãng phí từ phi vụ được xác định là có dấuhiệu làm trái quy định này đã lên tới 489,6 tỷ đồng.
Theo TTCP để xảy ra những tồn tại, sai phạm trên trách nhiệm thuộc về tập thểlãnh đạo Vinalines, đúng đầu là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và giám đốc, trưởngcác ban quản lý dự án của Vinalines qua các thời kỳ từ 2005 -2010. TTCP kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tổ chức, hướng dẫn các thành viênHĐQT và Tổng giám đốc Vinalines thời kỳ 2007-2010 kiểm điểm trách nhiệm, tự đềxuất hình thức xử lý để Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm người để xảy ra saiphạm trên. Đồng thời chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra làm rõnhững vi phạm trong việc đầu tư mua ụ nổi No83M thuộc dự án xây dựng nhà máy sửachữa tàu biển Vinalines phía Nam.
Theo Đất Việt