Hàng chục hộ dân bàn thảo kếhoạch đưa ra “yêu sách” khi chủ đầu tư cúp nước. Còn chủ đầu tư thì cho rằngdo cư dân không đóng phí nên mới ngưng cung cấp nước và việc làm này là đúngquy định.
Chiều 11/2, hàng chục hộ dâncư ngụ tại dự án chung cư cao cấp Saigon Pearl (số 92, đường Nguyễn HữuCảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã họp để đưa ra những “yêu sách”, phảnđối chủ đầu tư là công ty Vietnam Land (thuộc Tập đoàn SSG) cắt nước đối với90 căn hộ. Một số cư dân tại dự án này còn “dọa” sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa.
Bà Nguyễn Thị Thanh, chủcăn hộ sống tại tháp Ruby 1, đại diện cho 90 hộ dân bị cắt nước, chobiết mặc dù đã đóng phí dịch vụ đầy đủ nhưng vẫn bị đơn vị quản lý tòanhà là công ty Savills Việt Nam cắt nước vì chậm nộp phí bảo trì. BàThanh cho rằng việc cắt nước này quá vô lý vì tòa nhà chỉ mới vừa hếtbảo hành cách đây không lâu, lại là chung cư cao cấp, quỹ bảo trì vẫnchưa dùng đến. "Cắt nước vì dân nợ phí bảo trì là áp dụng theo quy địnhnào?", một hộ dân bức xúc nói. Theo những chủ hộ bị cắt nước tại thápRuby 1, tiền nước hàng tháng cư dân đã đóng đầy đủ thì chủ đầu tư khôngcó quyền cắt nước điện hay bất cứ dịch vụ nào.
![]() |
Hàng chục cư dân tập hợp ý kiến, kiến nghị chủ đầu tư |
Còn bà Bùi Thị PhươngHiền, chủ căn hộ 0102, Topaz 1, Sài Gòn Pearl cho biết, hiện nay mức phígiữ xe ô tô quá cao lên đến 1,6 triệu đồng chiếc, phí quản lý căn hộcũng trên 17.000 đồng/m2/tháng. Với mức phí này, căn hộ của chị rộng gần130 m2, mỗi tháng phải đóng khoảng 2 triệu đồng, cộng với mức phí giữ xeô tô 1,6 triệu đồng, như vậy tổng cộng lên đến gần 4 triệu đồng/tháng.
Bức xúc về cách hành xử củachủ đầu tư, các hộ dân trên đã khiếu nại lên UBND phường 22, quận Bình Thạnhvà các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Ngay sau đó, Phó chủ tịch UBND phường22 Trần Đình Chiến đã tổ chức cuộc họp nghe giải trình của cư dân, chủ đầutư và đơn vị quản lý tòa nhà nhằm hòa giải cho các bên. Buổi họp thống nhấtyêu cầu chủ đầu tư chung cư Saigon Pearl mở nước cho các hộ bị cắt nước vìnợ phí bảo trì và chủ đầu tư đã chấp thuận nhưng cảnh báo nếu các hộ dân nàytiếp tục trì hoãn việc đóng phí bảo trì căn hộ sẽ tiếp tục “cưỡng chế” bằngbiện pháp không cung cấp nước.
Tuy chủ đầu tư đã mở nướcnhưng cuộc “nội chiến” tại dự án này giữa chủ đầu tư và một bộ phận ítcư dân vẫn chưa ngã ngũ. Những hộ bị cắt nước cho hay sẽ tiếp tục đưanhững ý kiến thắc mắc kiếu nại này lên cơ quan có thẩm quyền và cơ quanthuế TPHCM nhờ kiểm tra can thiệp nếu chủ đầu tư không trả lời và giảiquyết thỏa đáng các khoản phí, bãi đỗ xe, diện tích thật của căn hộ…
![]() |
Dự án chung cư cao cấp Saigon Pearl đang bị cư dân khiếu nại về các khoản phí... |
Nói với PV, ông Võ VănBé, Tổng giám đốc Tập đoàn SSG cho rằng việc cắt nước với các cư dântrên thì chủ đầu tư đã làm đúng. Ông Bé lý giải, công ty điện nước chỉkéo đến dự án mà không đầu tư hệ thống ống dẫn, máy bơm, bể chứa, đồnghồ đo đến từng căn hộ… Từ đây, chủ đầu tư phải đấu nối toàn bộ hệ thốngtrên đên 1.600 căn hộ. Để có tiền vận hành, sữa chữa hệ thống này, phápluật đã quy định chủ đầu tư thu khoản phí 2% dùng vào mục đích bảo trìhệ thống máy bơm, đường ống, đồng hồ… nhưng một số hộ dân không đóngtiền.
Theo ông Bé, hiện trêntổng số khoảng 1.600 căn hộ, chỉ còn 90 hộ dân này chưa đóng phí bảotrì, mặc dù chung cư đã hoạt động hơn 2 năm nay. Theo quy định, sau khinhận nhà, người dân phải đóng ngay phí bảo trì căn hộ là 2%/tổng giá trịhợp đồng. Tuy nhiên, để hỗ trợ người dân, công ty đã chia nhỏ số tiền rathu trong vòng 5 năm. “Chúng tôi không cắt nước mà chỉ không bơm nướcđến các căn hộ này. Đây cũng là hình thức chế tài được quy định rõ tronghợp đồng, khi khách hàng không đóng tiền bảo trì, công ty quản lý cóquyền cắt điện nước, phạt… Chúng tôi làm đúng theo quy định của phápluật và những điều khoản ký trong hợp đồng với khách hàng”, ông Bé chohay.
Về việc cư dân phản đốimức phí dịch vụ như hiện nay là quá cao, ông Bé giải thích rằng, mức phítrên đã được đa số cư dân thông qua, chỉ có một bộ phận nhỏ người dân cóý kiến. Đây là một chung cư cao cấp, nên những dịch vụ cung cấp chongười dân cũng phải thật sự cao cấp.
Theo Dân trí