Buông lỏng hay siết chặt quá mức đều làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
![]() |
PGS-TS Trần Hoàng Ngân (Ảnh: Thanh Đạm) |
“Cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta mới triển khai Nghịquyết 11 từ tháng 3 thôi, mỗi giải pháp đưa ra đều cần thời gian nhấtđịnh để thẩm thấu và hiệu ứng phải được tính từ tháng 5, tháng 6 trở đi”- PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tàichính Tiền tệ Quốc gia, nhận định.
Giờ phút khó khăn của chứng khoán
- Những điều chỉnhvề chính sách kinh tế gần đây của Chính phủ theo ông đã có những tácđộng thế nào trên thực tế?
- Chính sách nào cũng cần có độ trễ nhất định. Tuy nhiên, chúng ta đã cóthể nhìn thấy một số tín hiệu thành công bước đầu về chính sách tiền tệ,đặc biệt là chuyển biến trên thị trường ngoại tệ. Thị trường lãi suấtkhông còn hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Lãi suất huy động VNDbình quân xuống còn 13,4%/năm; lãi suất tiết kiệm USD phổ biến ở mức5,5%/năm. Số liệu thống kê cũng cho thấy hai tháng đầu năm 2011, cungtiền tăng 1,7%; dư nợ tín dụng tăng 3,6% và vẫn trong tầm kiểm soát.
Giávàng trong nước và thế giới cũng đã ngang bằng nhau. Chỉ số giá tiêudùng tháng 3-2011 tăng 2,2% vẫn thấp so với nhiều dự báo khi giá điện vàgiá xăng, dầu tăng. Điều này chứng tỏ Việt Nam bước đầu kiềm chế đượclạm phát. Chúng ta đang đi đúng hướng, Nghị quyết 11 sau một tháng thựchiện càng thể hiện trí tuệ của nó.
- Chính sách nàocũng có những phản ứng phụ, theo ông, bước tiếp theo chúng ta phải làmgì để hạn chế những phản ứng phụ đó?
- Vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn này là khi đã bắtđúng bệnh, việc tiếp theo là kiên trì điều trị sao cho đúng liệu pháp.Chúng ta không tránh khỏi những tác dụng phụ của “thuốc” nhưng phải hạnchế được nó. Đừng để doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Đừng để doanhnghiệp không đáng chết phải chết vì lãi suất sao, không huy động đượcnguồn vốn. Đừng để nạn thất nghiệp xảy ra tràn lan. Cần hỗ trợ “thuốc bổ”đối với doanh nghiệp.
Đặc biệt với lĩnh vực chứng khoán, hiện nay thịtrường chứng khoán Việt Nam đang bước vào những giờ phút khó khăn vìchính sách thắt chặt tiền tệ. Giá trị các giao dịch bất động sản cũngrất yếu. Giá cả đang ở mức cao. Nhà đầu tư mất niềm tin thị trường chứngkhoán…
Chính sách thuế phải là mũi nhọn
- Ôngvừa nói đến khó khăn của thị trường chứng khoán và nhà đất, vậy hai lĩnhvực này cần phải có những “bài thuốc” riêng nào?
- Hiện nay chúng ta vẫn đang đưa ra nhiều giải phápđể giảm lạm phát. Thông thường muốn giảm lạm phát thì phải hạ lãi suấtvà không cho tăng trưởng tín dụng. Nhưng lãi suất không giảm được vì cầuvốn quá lớn. Mà lãi suất cao thì các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.Điều này ảnh hưởng đặc biệt tới bất động sản và chứng khoán.
Việc đầu tiên hiện nay chúng ta cần làm là phải “tiêmthuốc bổ” hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung, chứng khoán nói riêng. Thứhai, phải theo dõi và kiểm soát được “sức khỏe” của doanh nghiệp. Thứ ba,phải giải quyết bài toán lãi suất.
Phải ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất,kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ thaythế các mặt hàng nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
![]() |
Hiện nay thị trường chứng khoán đang bước vào những giờ phút khó khăn vì chính sách thắt chặt tiền tệ (Ảnh: pda.vietbao.vn) |
- Chính phủ vừa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đượcgiãn thuế thu nhập doanh nghiệp, theo ông quyết định này sẽ có ý nghĩathế nào trong bối cảnh hiện nay?
- Trong các giải pháp tôi nói trên, chính sách thuếphải là mũi nhọn. Đây là vấn đề cốt lõi của căn bệnh. Không những vậy,chính phủ cần tạm thời miễn thuế cho nhà đầu tư chứng khoán. Điều này sẽthúc đẩy tiến trình cố phần hóa, giải quyết bài toán vốn đầu tư chodoanh nghiệp.
Để tăng thu ngân sách và tái cấu trúc doanh nghiệpnhà nước, chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa từng phần vốndoanh nghiệp nhà nước theo hướng không đem về nguồn thu cho Nhà nước màchủ yếu là thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quảsử dụng vốn. Đến khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tiếp tục cổphần hóa phần vốn còn lại.
Chính vì thế, cần phải có cơ chế hỗ trợ thị trườngchứng khoán.
- Xincảm ơn ông!
Ở Mỹ, Nhật… khi có bất kỳ vấn đề gì đối với nền kinh tế thì bất động sản và chứng khoán là ngành được chống đỡ và quan tâm đầu tiên. Vì đó là những ngành xương sống của nền kinh tế. TS Nguyễn Ngọc Huy, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM |
Theo Yên Trang
Pháp luật TPHCM