- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nạn nhân của đường dây Mr Pips kể về việc bị dụ dỗ vào "ma trận" lừa đảo
Với “chiêu thức” một kèm một, quan tâm chăm sóc tận tình, đường dây của Mr Pips Phó Đức Nam được xác định đã lừa đảo hơn 2.600 nạn nhân trên toàn quốc.
Bán hết vàng trong nhà, đi vay nợ khắp nơi để nộp cho nhóm lừa đảo
Công an TP Hà Nội đang điều tra đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr Pips) và Lê Khắc Ngọc (tức Mr Hunter) cầm đầu. Đây được đánh giá là một trong những đường dây lừa đảo lớn nhất từng bị triệt phá tại Việt Nam, với tổng giá trị tài sản cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 5.300 tỷ đồng. Nhà chức trách xác định có đến hơn 1.000 nhân viên làm việc hàng ngày cho đường dây của Phó Đức Nam từ 8h sáng đến 21h tối.
Không chỉ là một Tiktoker có tiếng trên môi trường mạng xã hội, Mr Pips và Mr Hunter còn rất nhiều chiêu trò để dẫn dụ hàng nghìn nạn nhân vào “ma trận” lừa đảo của các đối tượng này, với cái mác mỹ miều là “đầu tư chứng khoán quốc tế, đầu tư ngoại hối, tiền điện tử”.
Khối tài sản khổng lồ của Mr Pips đến từ việc lừa đảo hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc.
Thực chất tất cả các sàn này đều là giả mạo do các đối tượng dựng lên và nhóm này có thể dễ dàng thao túng sàn. Nhà đầu tư khi đã bắt đầu nạp tiền vào thì đã rơi vào “ma trận” của chúng. Chia sẻ với VOV.VN, chị T.P (53 tuổi, một nạn nhân của đường dây Mr Pips) cho biết: Cách đây một năm, chị P. bị bệnh và phải điều trị.
“Trong quá trình nằm điều trị bệnh thì tôi lướt điện thoại, thấy có quảng cáo về những nhóm đầu tư nên bấm vào. Sau đó có những người chủ động nhắn tin, chèo kéo tôi đầu tư với hứa hẹn lãi suất hấp dẫn. Mới đầu, nạp tiền vào chỉ có 200.000 đồng đến 300.000 đồng” - chị P. kể lại.
Chị P. cho biết, khi bắt đầu chơi với số tiền nhỏ thì chị liên tục gặt hái lợi nhuận. Sau đó, khi chị P. bắt đầu ham thì được các đối tượng giới thiệu tham gia vào nhóm Telegram, có rất nhiều người cũng đầu tư như chị. Chị P. được nhiều “thầy” trên sàn cầm tay chỉ việc, hướng dẫn nên tài khoản hiển thị sắc xanh (tăng) liên tục.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tài khoản của chị P. trên sàn đã hiển thị đến số tiền 1,4 tỷ đồng. Lúc này, nhân viên chăm sóc khách hàng của sàn lừa đảo bất ngờ thông báo với chị tài khoản đã bị khoá, yêu cầu chị P. phải nộp 70 triệu để “mở khoá” tài khoản.
Tiếc nuối số tiền 1,4 tỷ đồng trong tài khoản, chị P. gom góp tiền trong gia đình, lấy 70 triệu đồng nộp cho các đối tượng để “mở khoá”. Sau đó, nhóm đối tượng lại gọi cho chị P., thông báo là chị đã nạp tiền sai số tài khoản, tiếp tục yêu cầu chị P. phải nộp thêm 125 triệu đồng nữa để “xử lý treo”.
“Lúc đó tôi như bị một ma lực dẫn dụ, đầu óc choáng váng. Số vàng trong nhà để sau này dành cho đám cưới con trai, tôi cũng đem bán hết để lấy tiền nạp vào. Lúc này các đối tượng lại nói tôi nạp sai cách, nên tài khoản bị cháy rồi” - chị P. chia sẻ.
Bán hết vàng trong nhà, rồi lại đi vay mượn bạn bè, người thân để làm theo lời dẫn dụ của các “bậc thầy tài chính”, chỉ đến khi mất số tiền hơn 500 triệu đồng chị P. mới biết rằng mình bị lừa. Sau đó các đối tượng đã chặn toàn bộ liên lạc và xoá tài khoản của chị trên “sàn lừa đảo”. Hiện chị P. đã trình báo cơ quan công an với hi vọng có thể nhận lại tài sản của mình trong tương lai.
Mr Pips khai báo với cơ quan công an
“Cháy tài khoản” hết lần này đến lần khác, được nhóm lừa đảo an ủi
Một nạn nhân khác của đường dây lừa đảo Mr Pips là chị T.N (42 tuổi). Khác với chị P., chị T.N bị nhóm Mr Pips lừa đảo nhiều lần, với tổng số tiền bị lừa lên đến 35 tỷ đồng. Mỗi lần chị T.N có ý định “dừng cuộc chơi”, nhóm Mr Pips lại cử người chăm sóc, thăm hỏi tận tình và hứa hẹn giúp chị gỡ gạc, khiến người phụ nữ này nuôi hi vọng và lại tiếp tục đổ tiền vào cho nhóm lừa đảo.
“Khoảng năm 2020, giai đoạn dịch Covid-19 nên tôi ở nhà nhiều. Lúc ấy tôi có một khoản tiền từ việc bán nhà. Thời điểm đấy tôi ở nhà cũng rảnh thì có một người tên Yến liên hệ, chào mời và nói về chứng khoán quốc tế. Người này nói trong nhóm có chuyên gia quốc tế, dày dặn kinh nghiệm sẽ hướng dẫn “một kèm một”. Sau một thời gian họ chia sẻ, thuyết phục thì tôi đã quyết định đầu tư tiền vào thử”- chị T.N nói.
Thực tế các sàn đầu tư của nhóm Mr Pips đều là sàn lừa đảo, việc người chơi thắng hay thua hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của nhóm này. Sau vài lần chơi thử, chị N. bị “cháy tài khoản”. Khi định nghỉ không đầu tư tiếp thì nhóm Mr Pips lại cử người gọi điện, nhắn tin an ủi chị hàng ngày, hứa hẹn sẽ cử “chuyên gia” mới giúp chị gỡ lại vốn.
Mr Hunter Lê Khắc Ngọ hiện đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế.
“Họ rất kiên trì, theo mình hàng ngày và trò chuyện như một người đồng hành, động viên, nói về tương lai tươi đẹp. Những cuộc nói chuyện này khiến tôi cảm thấy mọi thứ đều tích cực, nên tôi lại nạp tiền vào tiếp” - chị N. kể lại.
Thấy chị N. nạp tiền nhiều lần, nhóm Mr Pips nâng cấp chị lên thành “hội viên VIP”. Một mình chị N. có đến 3-4 “chuyên gia chứng khoán quốc tế” hỗ trợ để chị giao dịch trên sàn lừa đảo. Tuy nhiên đối với nhóm này, hội viên càng VIP thì càng bị lừa nhiều tiền.
Mỗi lần chị N. bị “cháy tài khoản” là một lần vật vã, đau khổ với nạn nhân. Nhưng sau đó, nhóm Mr Pips lại diễn nhiều trò, lúc thì an ủi, động viên, lúc thì khóc lóc, đòi tự tử…
Chị N. kể: “Khi cháy tài khoản đến lần thứ ba thì tôi đau khổ lắm. Lúc ấy “chuyên gia chứng khoán” cùng đồng hành với tôi cũng khóc lóc, thậm chí đòi tự tử. Tôi nghĩ rằng anh ấy tự tử thì mình mang tội, lại không còn ai đồng hành với mình để gỡ lại vốn nữa nên phải nén đau thương, an ủi ngược lại họ”.
Tổng cộng, chị N. đã mất cho nhóm lừa đảo Mr Pips số tiền lên đến 35 tỷ đồng. Đây là số tiền chị bán nhà và tích cóp trong cả cuộc đời, đồng thời một phần đi vay mượn người thân, họ hàng. Hiện, chị N. chỉ có mong muốn vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử để những bị hại như chị có cơ hội nhận lại tài sản.
Theo Báo điện tử VOV
-
Pháp luật9 giờ trướcQua TikTok, Hiền biết gia đình chị Mai về quê chúc Tết nên lái xe máy theo họ từ TP.HCM đến Hà Tĩnh, sau đó đột nhập nhà mẹ chị trộm tài sản trị giá hơn 200 triệu.
-
Pháp luật12 giờ trướcLiên quan đến đường dây buôn lậu 310kg vàng trị giá 454 tỷ đồng qua cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, kết luận điều tra cho thấy, Công ty Cổ phần đầu tư Vàng Phú Quý (Công ty Vàng Phú Quý) đã thực hiện các giao dịch bán hàng mà không xuất hóa đơn và không kê khai đầy đủ doanh thu cùng thuế phải nộp, dẫn đến thất thoát hơn 6 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
-
Pháp luật23 giờ trướcTheo Bộ Công an, BPSOS do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu, hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn", nhưng thực chất là để thực hiện hoạt động chống phá Việt Nam.
-
Pháp luật1 ngày trướcTổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép sang Campuchia để làm việc cho 1 công ty của người Trung Quốc, tiến hành các hoạt động lừa đảo người Việt Nam trên không gian mạng, 2 đối tượng ở Thái Bình sa lưới.
-
Pháp luật1 ngày trướcCông an tỉnh Nghệ An phối hợp các đơn vị liên quan phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, thu 30kg ma túy đá.
-
Pháp luật1 ngày trướcNguyễn Thị Hóa, bị can cầm đầu đường dây buôn lậu 310kg vàng từ Lào vào Việt Nam, đã bị kê biên tổng cộng 36 bất động sản. Bên cạnh đó, bà Hóa tự nguyện nộp 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
-
Pháp luật1 ngày trướcLén đăng nhập vào user và mật khẩu đồng nghiệp, nữ nhân viên ngân hàng đã chuyển trộm hàng tỷ đồng của khách hàng vào tài khoản chồng và các em để chiếm đoạt.
-
Pháp luật1 ngày trướcSau quá trình nhanh chóng xác minh, điều tra, Công an TP Nam Định (Nam Định) đã bắt giữ đối tượng cầm dao đe dọa nữ nhân viên tại 1 cửa hàng trên địa bàn.
-
Pháp luật1 ngày trướcTrong quá trình đòi nợ, hai bên xảy ra xích mích, to tiếng dẫn tới xô xát. Nam thanh niên ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bị một thành viên trong gia đình “con nợ” đâm gục.
-
Pháp luật1 ngày trướcDo nợ nần nhiều không còn khả năng trả, chủ tịch hội nông dân xã ở Bình Phước lên kế hoạch kỹ lưỡng, tinh vi để đột nhập vào nhà của lãnh đạo HĐND tỉnh này thực hiện hành vi cướp tài sản.
-
Pháp luật1 ngày trướcTống Anh Tuấn - nam tài xế xe Lexus bị cơ quan điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
-
Pháp luật1 ngày trướcBị can Lê Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý, bị cáo buộc có hành vi lập nhiều hệ thống sổ sách kế toán, trốn đóng thuế hơn 6 tỉ đồng.
-
Pháp luật1 ngày trướcNgười đàn ông mang súng, dao, bình xịt hơi cay… đột nhập vào nhà một lãnh đạo tỉnh Bình Phước lúc nửa đêm là một cán bộ lãnh đạo cấp xã, có vợ đang công tác trong ngành Kiểm sát. Đối tượng này cũng từng có thời gian làm Trưởng Công an xã.
-
Pháp luật1 ngày trướcNgoài dàn siêu xe, tiền, vàng, sổ đỏ...trị giá khoảng 5.200 tỷ đồng đã bị thu giữ, cơ quan chức năng xác định Mr Pips Phó Đức Nam còn đứng tên một số tài sản ở nước ngoài, vậy số tài sản này sẽ được xử lý như thế nào?