Bức tranh thị trường chứng khoán toàn cầu đã sáng sủa hơn sau khi Liênminh châu Âu (EU) thông báo sẽ thành lập một "quỹ bình ổn", với sự tham gia hỗtrợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), có quy mô lên tới 750 tỷ euro. Nhưng dư luậnvẫn đặt câu hỏi về khả năng bình ổn lâu dài của biện pháp này.

Bất chấp những phản ứng tích cực của thị trường trong ngắn hạn, nhiều chuyên giavẫn nghi ngờ rằng liệu kế hoạch này đã đủ lớn để ngăn cuộc khủng hoảng nợ tại HyLạp "lây lan" sang các thành viên khác thuộc Khu vực các nước sử dụng đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone) và bảo vệ tương lai của đồng euro?

Phản ứng tức thời

Trong vài tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn,tương tự những gì từng diễn ra khi Ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers (Mỹ)sụp đổ tháng 9/2008.

Nhiều ngân hàng thận trọng ngừng các khoản vay trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợHy Lạp lan rộng, và điều này đã tạo ra sự thiếu hụt thanh khoản nhỏ trên thịtrường. 

Quỹ bình ổn EU - Liều thuốc bổ hay thuốc độc?

Các khoản cứu trợ để cứu Eurozone mỗi lúc một khổng lồ

Trong khi đó, đồng euro sụt giảm mạnh nhất so với USD trong 14 tháng qua, khicác nhà đầu tư lo ngại về tương lai của đồng tiền chung châu Âu này và chuyểnhướng sang dự trữ vàng và đồng USD để phòng ngừa rủi ro. 
   
Tuy nhiên, đến ngày 10/5, ngay sau khi EU thông báo kế hoạch thành lập "quỹ bìnhổn", tâm lý các nhà đầu tư đã lập tức được cải thiện và kết quả lác các thịtrường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh.

Cả 3 chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ là Dow Jones, Nasdaq và Standard &Poor’s 500 đều tăng khoảng 4%. Thị trường chứng khoán châu Âu thậm chí còn tăngđiểm mạnh mẽ hơn, trong đó một số chỉ số chủ chốt đóng cửa với mức tăng khoảng9%.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại thị trường châu Á và Mỹ Latinh. 
 
Tác động ngược trong tương lai

Các quan chức IMF đã gọi kế hoạch của EU là "liều thuốc kích thích"thực sự, có khả năng xoa dịu thị trường trong ngắn hạn, song không thể là mộtgiải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. 
 
Trước hết, cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã phơi bày những thất bại của quốcgia này trong chiến lược cải tổ cơ cấu những năm gần đây, và thực tế là vấn đềnày cũng đang diễn ra tại nhiều quốc gia Eurozone khác.

Nhiều người tin rằng, các nước Eurozone không thể tránh được những bất ổn trongtương lai, trừ khi họ tìm được giải pháp khả thi để nâng tầm khả năng cạnh tranhkinh tế của mình.

Quỹ bình ổn EU - Liều thuốc bổ hay thuốc độc?

Liệu EU sẽ là "ngọn cờ" về nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng...

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay tác động tới châu Âu mạnh hơn nhữngnền kinh tế chủ chốt khác. Kinh tế Eurozone đã sụt giảm 4,1% năm 2009 và dự kiếnchỉ tăng trưởng khoảng 1% trong năm nay.

Trái lại, kinh tế Mỹ -nơi khởi nguồn khủng hoảng- chỉ giảm tương ứng 2,4% và cóthể tăng trưởng 3,1% năm 2010.

Chủ tịch EU, Herman Van Rompuy cảnh báo các nước châu Âu không thể tiếp tục chicho các chương trình an sinh xã hội, nếu thất bại trong kế hoạch thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế. 
 
Một số nhà quan sát ca ngợi quỹ bình ổn của EU là một bước đi vĩ đại hướng tớisự hội nhập chặt chẽ hơn giữa các quốc gia EU, song cũng cảnh báo rằng kế hoạchnày có thể tạo ra những hiệu ứng ngược đối với đồng euro và tình hình lạm phátnói chung.

Một số chuyên gia lại lo ngại rằng, một khi EU sẵn sàng giải cứu bất kỳ quốc gianào trong khối gặp khó khăn, thì cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể càngtrầm trọng hơn trong tương lai.
  
Trên thực tế, các quốc gia Eurozone sẽ phải trải qua một giai đoạn "dài và đauđớn" để thực thi các kế hoạch cải tổ cấu trúc và tài khóa, nhằm kéo tỷ lệ nợcông xuống mức kiểm soát.

Quỹ bình ổn EU - Liều thuốc bổ hay thuốc độc?
Ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm tin học, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sự không nhất quán và thiếu quyết đoán vừa qua xung quanh cuộc khủng hoảng nợtại Hy Lạp cho thấy Eurozone thiếu những cơ chế phản ứng linh hoạt. Trên phươngdiện toàn cầu, khủng hoảng nợ Hy Lạp lại phơi bày vấn đề đã tạo ra cuộc khủnghoảng tài chính: đó là những quy định quản lý tài chính không cân xứng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đổ lỗi cho giới đầu cơ gây ra tình cảnh này, song gầnhai năm sau khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế giới vẫn "loay hoay"và tìm ra giải pháp phù hợp để điều tiết các phương thức tài chính phái sinhphức tạp.

Một quan chức ngoại giao châu Âu còn bi quan cho rằng, cuộc khủng hoảng tàichính khác sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra nếu các cơ quan xếp hạn tín dụng khôngđược giám sát chặt chẽ./.

Theo Minh Thu
Quỹ bình ổn EU - Liều thuốc bổ hay thuốc độc?