Khi mong mỏi có thai, không mẹ nào lường trước được một điều rằng: trong suốt thời kì mang thai lại có nhiều rắc rối ở nhũ hoa đến thế.
Khi mong mỏi có thai, không mẹ nào lường
trước được một điều rằng: trong suốt thời kì mang thai lại có nhiều rắc
rối ở nhũ hoa đến thế.
1001 rắc rối ở đầu vú khi mang thai
Dạo
một vòng qua các diễn đàn dành cho người làm mẹ mới thấy hết được những
khó khăn, khó chịu và mệt mỏi mà các mẹ phải chịu, từ lúc mang bầu đến
lúc sinh và nuôi con.
Trong thời gian mang bầu, ngoài những mệt
mỏi về ốm nghén, lo lắng về sự phát triển của thai nhi, không ít mẹ còn
bày tỏ nỗi niềm băn khoăn của mình về chuyện... nhũ hoa không được bình
thường như các mẹ khác.
"Em mang thai tháng thứ 8 nhưng lại bị
ngứa ở quầng vú (không ngứa ở đầu ti). Da chỗ đầu ti và quầng vú bị khô,
có hôm còn bị bong ra. Em không đau mà chỉ ngứa thôi. Không biết những
triệu chứng này có ảnh đến tuyến sữa không nhỉ?" - đó là tâm sự của một
mẹ có nick nam Hoa sữa trên một diễn đàn làm mẹ.
Cũng chủ đề này, không ít mẹ bày tỏ tình trạng tương tự của của mình:
- "Mình cũng bị ngứa ở quầng vú, nhiều khi không chịu được chỉ muốn gãi thôi" - mẹ Su
- "Mình thì lại ngứa đầu vú vô cùng, không gãi không chịu được" - mẹ Na
Ngoài dấu hiệu ngứa ở vú thì các triệu chứng như đau, cương tức vú cũng rất hay xảy ra với nhiều chị em.
Mang
thai được 5 tuần, chị Thu (Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải đến bệnh viện
Phụ sản để khám vì ngực chị cương tức đến nỗi chỉ cần chạm vào cũng đau
đến phát khóc.
Thực ra, điều này cũng là hết sức bình thường. Sự thay đổi hormone khi
mang thai gây nên tình trạng gia tăng lưu thông máu và thay đổi các mô ở
ngực – khiến bầu ngực bị căng, đau, có thể là ngứa ran khi chạm vào.
Một số thai phụ còn cảm thấy phiền phức vì sự tăng kích cỡ của bộ ngực.
Ngoài
ra, sau một vài tháng đầu tiên mang thai, nhiều mẹ nhận ra rằng quầng
vú (vòng tròn màu sậm, bao quanh núm vú) cũng trở nên to và sẫm màu hơn.
Chăm sóc ngực khi mang thai
Bình
thường, việc chăm sóc ngực đã là hết sức cần thiết, trong những tháng
mang thai, việc này càng cần phải chú trọng và cẩn thận hơn nữa.
Để có thể giảm những khó chịu ở ngực khi mang thai, các mẹ nên làm theo những gợi ý sau:
-
Nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn.
Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà
phát triển.
Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở
hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành
riêng cho thai phụ.
- Bắt đầu từ tháng thứ 4-5 của thời kỳ mang
thai, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần, để loại bỏ những
chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó bôi lên một lớp kem
dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú.
- Thường xuyên dùng
bông gòn sạch, nhẹ nhàng xoa núm vú và da ở phần quầng vú thúc đẩy cho
da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và
quầng vú đối với bộ máy kích thích khi cho bú.
- Dùng tay xoa bóp
nhẹ, điều này có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú,
đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú,
kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh.
Tuy nhiên, việc bóp
nhẹ này cần hết sức cẩn thận vì nếu không sẽ kích thích đầu vú, tác động
đến dạ con, dẫn đến nguy cơ sinh sảy thai hoặc sinh sớm...