Kênh Discovery đưa tin, các nhà khoa học Anh đã tạo ra một bước đột phá trongcông nghệ sản xuất người máy khi phát triển được một loại robot thông minh mới,có khả năng đọc hiểu và học hỏi trong thế giới thực.

Dù sở hữu hình dạng không bắt mắt nhưng robot có tên gọi "Marge" được đánh giákhá thông minh. Cô nàng có thể tìm và sửa các từ bị viết sai lỗi chính tả.

"Marge" cũng tự rút ra những tri thức rằng: Barclays là một ngân hàng, Strada làmột nhà hàng và cả hai đều tọa lạc ở Anh. Cô nàng robot này thậm chí đủ thôngminh để đọc hiểu báo New York Times (Mỹ) và website của hãng thông tấn BBC.

Robot có thể đọc, học giống người
Robot biết đọc hiểu "Marge" có ngoại hình không bắt mắt nhưng sở hữu "bộ não" khá thông minh (Ảnh: Discovery)

Những người sáng tạo ra "Marge" là Ingmar Posner và Paul Newman thuộc trường Đạihọc Oxford (Anh) cùng với cộng sự Peter Corke tại Đại học Kỹ thuật Queensland(Australia). Các nhà khoa học này hy vọng "Marge" cũng như những phiên bản tươnglai của cô nàng robot có thể giao tiếp được trong thế giới thực bằng cách sửdụng các từ và cụm từ như con người vẫn dùng. Dẫu vậy, để đạt được điều này, cácnhà phát minh cần phải vượt qua vô vàn thách thức.

"Nhận diện văn bản là việc tương đối khó vì văn bản là một thứ vô cùng biếnảo. Các chữ viết có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, ở nhiều nơi, trong nhiều kíchcỡ và tất nhiên thế giới thực luôn tràn ngập các phản ánh, sự bưng bít, ...",ông Newman thừa nhận. Đối với một người biết chữ, việc đọc là vấn đề đơn giản.Nếu một chữ thay đổi kích thước hoặc ánh sáng trong phòng biến đổi, bạn sẽ khôngngay lập tức trở thành mù chữ. Đó là bởi vì bộ não con người có thể nắm bắt cácbước nhảy trực quan logic.

Một robot, hay cụ thể hơn là các thuật toán toán học được cài đặt trong "bộ não"của một robot, không thể bắm bắt được các bước nhảy trực quan như vậy. TheoEdward Grant - giám đốc Trung tâm Máy móc thông minh và robot thuộc trường Đạihọc Bắc Carolina (Mỹ), đối với một robot, sự thay đổi về ánh sáng, góc hoặc kíchthước đồng nghĩa với việc chúng học đọc lại tất cả.

Do hạn chế trên, một robot có khả năng đọc hay biết chữ thường chỉ được tìm thấytrong phòng thí nghiệm, nơi ánh sáng, góc và các yếu tố khác bất biến, giúprobot không bị lẫn lộn.

Tuy nhiên, bằng một động thái đơn giản nhưng khôn ngoan, các chuyên gia thuộc ĐHOxford đã cài phần mềm nhận diện văn vản, gồm cả tính năng kiểm tra chính tả vàtừ điển, vào bộ não của Marge - một robor nhỏ có bánh xe lăn. Thông qua một sốthủ thuật mới để chia tách phần chữ viết với các quy tắc cấu tạo văn bản kháccũng như chỉnh sửa hình ảnh dựa vào việc kiểm tra chính tả đơn giản và tra nghĩacủa từ trong từ điển, Marge đã có thể lấp đã có thể thu hẹp khoảng cách về trựcgiác.

Robot được chế tạo với nhiều hình dạng và kích cỡ, từ xe hơi tự lái của Googleđến đồ chơi cho trẻ nhỏ. Sáng chế của các nhà khoa học Anh có thể cho phép rađời những hệ thống định vị gắn trên xe hơi không còn phụ thuộc hoàn toàn vào GPS(một sự trợ giúp lớn khi ở trong các đường hầm dài hoặc các công trình dưới lòngđất) hoặc một robot có thể dẫn bạn đến một món quà hoàn hảo ở trung tâm mua sắm.Nhóm nghiên cứu Oxford hiện đã phát triển và đang thử nghiệm phiên bản mới hơncủa Marge - robot có tên gọi Lisa.

Do trí thông minh của Marge đến từ phần mềm, không phải phần cứng nên điều đó cónghĩa rằng, các nhà khoa học cũng có thể ứng dụng nó trong các thiết bị ngoàirobot như điện thoại di động và thậm chí kính đeo mắt. Hiện vẫn còn rất nhiềuviệc phải làm trước khi các hậu duệ công nghệ của Marge, kể cả Lisa, có thể tồntại được trong điện thoại của bạn. Tuy nhiên, khi viễn cảnh đó thành hiện thực,một câu hỏi lớn hơn được đặt ra là: "một robot biết chữ không thể làm được điềugì?" thay vì "chúng có thể làm được gì?".

Theo Thanh Bình
VietNamNet