Nhà robot học nổi tiếng người Anh Kenvin Warwick, giáo sư trường Đại học Reading(Anh) đã chế tạo được một con robot, điều khiển bằng một bó tế bào thần kinh củachuột, đặt trong môi trường là dung dịch chất dinh dưỡng.

Tạp chí “Popular Mechanics” thông báo nhóm các nhà nghiên cứu do Warwick đứngđầu đã nuôi các nơron thần kinh chuột trong một khối gồm 128 vi điện cực. Conrobot này có thể tự đi mà không cần đến một bộ vi xử lý nào, vì mọi hoạt độngđều được chỉ huy bởi “bộ não chưa hoàn chỉnh” của chuột.

Robot điều khiển bằng não chuột

Nếu như được chiếu sáng, robot sẽ nhận biết khi tiến tới gần một vật chắn ngangđường. Lúc này các tín hiệu về chướng ngại vật sẽ truyền bằng sóng vô truyến tớiđiện cực nằm trong “bộ não”. Sau khi não xử lý thông tin nó sẽ ra lệnh cho bộphận chuyển động cách tránh chướng nại vật đó. Mối liên hệ này nếu lặp đi lặplại sẽ được củng cố, hiệu quả và tốc độ chuyển động của robot sẽ tăng lên.

Điều rất đáng chú ý là về nguyên tắc chẳng có gì hạn chế sự phát triển tiếp củacác nơron trong môi trường dinh dưỡng và do vậy chúng hoàn toàn có thể tự hoànthiện mình.

Hiện nay các nhà phát minh dự kiến sẽ nuôi “bộ não” tới khi nó đạt được 30 triệunơron (hãy so sánh bộ não của chúng ta có vào khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh nhưvậy) và sau đó, họ sẽ chuyển sang thí nghiệm với các tế bào thần kinh con người.

Theo VietNamNet