- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những mẩu chuyện nhỏ về người mẹ giáo viên của tôi: Đi chợ phụ huynh không cho trả tiền, vui mãi vì 20/11 được tặng cân tôm
Mẹ cũng là người giáo viên đã dạy tôi năm lớp 1. Rất nhiều câu chuyện khi có mẹ làm nghề giáo cứ khiến tôi nhớ mãi không quên.
Mẹ là giáo viên đầu tiên của tôi. Kí ức về những ngày đi học lớp 1 đọng lại trong tôi chỉ còn lại những lần bị mẹ lấy thước gõ vào mu bàn tay đau điếng. Từ lúc ở trường cho đến khi về nhà, mẹ luôn quyết liệt trong việc bắt tôi phải viết cho đúng tay phải. À quên kể chuyện tôi thuận tay trái và rất lì lợm nên học mãi vẫn cứ viết chữ ơ với cái “râu" nằm ngược hướng so với đám bạn và những chữ còn lại thì chữ nào cũng xấu như gà bới.
Tất nhiên là một giáo viên như mẹ thì không thể chấp nhận chuyện tôi viết lách chẳng đâu vào đâu như thế. Chữ mẹ tôi rất đẹp và mẹ luôn tâm niệm “nét chữ là nết người".
Mẹ tôi đã có hơn 30 năm giảng dạy ở trường tiểu học
Tôi cũng không rõ lúc đó vì sự kiên nhẫn của mẹ hay vì bị gõ mãi đau tay mà dần rồi tôi cũng chuyển qua viết được tay phải. Và còn phải học viết chữ nào chữ nấy đều nhau, viết được cả nét thanh nét đậm. Ở thời đại người ta toàn gõ máy tính với điện thoại thế này thì chẳng mấy ai thấy nét chữ để mà đánh giá “cái nết" của con gái mẹ. Cơ mà thỉnh thoảng đi bệnh viên hay đi làm giấy tờ cần phải viết tay mà có ai khen chữ đẹp, tôi lại nghĩ đến những cú gõ thước đau điếng của mẹ. Hẳn mẹ tôi đã tự hào lắm vì đã uốn nắn thành công đứa con gái cứng đầu. Mẹ dạy được cả đám con nít trong thiên hạ chẳng lẽ lại “đầu hàng" trước đứa con của mình thì coi sao được, đúng không?
Gần như mọi người ở nơi tôi sống đều biết tôi là con mẹ Hiếu hoặc ngờ ngợ kiểu “cháu là con cô Hiếu à". Mẹ tôi quen biết và được lòng nhiều phụ huynh dù nổi tiếng nghiêm khắc. Nhiều nhà có tận 3-4 đứa con đều học mẹ. Học trò của mẹ lớn lên, lập gia đình rồi lại dắt con đến nhờ mẹ dạy. Ngày xưa tôi chẳng mấy khi dám trốn học đi chơi vì kiểu gì cũng có người quen mẹ bắt gặp. Mà bị bắt gặp rồi đến tai mẹ kiểu gì chẳng “nát mông”.
Đi chợ với mẹ tôi luôn cảm thấy rất mất thời gian. Đơn giản là vì những cuộc hội thoại thế này:
Mẹ: Xoài này bao tiền một cân đấy chị?
Người bán hàng: Ơ cô đấy ạ. Cô lấy về mà ăn chứ tiền nong gì. Cô lấy 2kg nhé, xoài nhà trồng đấy ngọt lắm
Mẹ: Thôi ai lại thế, hết bao tiền em gửi
Người bán hàng: Đã bảo tiền nong gì mà cô này…
Mẹ: Chị buôn bán mà sao thế được
Người bán hàng: Không! Ai lại lấy tiền của cô, đây cô cầm đi
Mẹ: Chị không lấy tiền em không mua đâu
Thế là đẩy qua giằng lại mãi một lúc lâu thật là lâu mà mẹ vẫn chưa mua xong. Rồi lại đến hàng rau, hàng thịt, hàng cá… cũng lặp lại một cảnh y chang. Mẹ hay được người ta cho nên tính mẹ rất thảo. Su su mẹ trồng một dàn là cả xóm tôi được ăn, nhà có bánh trái kiểu gì tôi cũng phải đi 1 vòng biếu cô A, chú B, bà C mỗi người một ít thì mẹ mới vui lòng.
Có lần, mẹ tôi nhặt một bó rau từ lúc 3h chiều đến tận tối cũng chưa xong để nấu cơm. Chuyện là mẹ mang rau ra tấm phản gỗ ngoài hiên ngồi nhặt cho mát. Nhà tôi thì gần ngay ven đường thế là phụ huynh đi qua ai thấy mẹ cũng hỏi, có người rỗi việc nên ngồi tán với mẹ đôi câu. Cứ thế, hết người này đến người kia ghé chơi xong từ đấy, mẹ tôi chỉ dám nhặt rau trong nhà vì đám con “méo mặt" đói bụng mãi chưa có cơm ăn.
Hồi còn bé, tôi rất thích đến ngày 20/11 để bóc quà mẹ được tặng. Ngoài hoa thì mọi người ở quê hay tặng mẹ xấp vải để may áo dài, một bộ ấm chén hay sổ tay. Nhà tôi ngày đấy lúc nào cũng rôm rả người đến người đi, không khí lúc nào cũng rất thân tình, ấm áp.
Thế rồi có năm tôi thấy 20/11 sao đìu hiu, vắng vẻ hẳn. Sáng sớm mẹ cũng chuẩn bị một ít bánh kẹo, trà nước nhưng mãi vẫn chẳng có nhiều khách khứa như mọi năm. Đến trưa, mẹ tôi sang vườn hái rau thì có ai cứ đứng ở ngoài cổng gọi “cô Hiếu ơi" mà chẳng vào nhà nên tôi phải chạy ra. Vị khách nom lấm lem với khuôn mặt khắc khổ dúi vào tay tôi 1 cái bọc rồi nói: “Gửi cho cô giáo cân tôm sông nhà mới đánh được, người tôi bẩn nên không dám vào nhà cô".
Nói rồi vị phụ huynh kia có vẻ ngại ngùng nên vội vã chào tôi rồi đi ngay. Lúc đó, tôi mới nhớ ra năm nay mẹ chuyển vào dạy ở một phân hiệu ở xa trong núi, học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn. Nhiều đứa trẻ còn lo chạy ăn từng ngày, đi học bữa đực bữa cái vì còn phụ bố mẹ làm nương, làm rẫy thì lấy đâu ra tiền mà quà cáp tặng cô. Năm đó tôi tưởng mẹ buồn nhưng cả ngày mẹ vẫn vui vẻ vì cân tôm được tặng.
Năm sau, mẹ khoe tôi năm nay lũ trẻ đến sớm đứng thành vòng tròn hát tặng cô, có đứa còn mang hoa rừng, măng rừng chúng hái được làm quà cho mẹ. Thế là ngày 20/11 với mẹ vẫn trọn vẹn và đủ đầy mà chẳng cần lắm quà, nhiều hoa như những thầy cô giáo khác. Lúc đây tôi mới biết mẹ vui không phải vì vài sấp vải hay mấy giỏ hoa mà vui vì cái nghề của mình được quý trọng và việc mình làm đang giúp được cho phụ huynh, cho học sinh, dù chỉ là một chút trong hành trình giáo dục dài đằng đẵng.
Cách đây vài hôm, mẹ bỗng tâm sự với tôi dạo này đi dạy mẹ căng thẳng nhiều. Tôi ngạc nhiên lắm. Đứng ở bục giảng hơn 30 năm rồi có gì khiến mẹ lo lắng nữa ư? Mẹ bảo giờ công nghệ đổi mới, soạn giáo án điện tử rồi phải giảng dạy bằng máy tính nhiều nhưng mẹ chưa quen. Cái bóng lưng nghiêng nghiêng ngày xưa thức cả đêm chấm bài giờ lại ngồi lọ mọ học từng thao tác trên máy tính để mong sao có thể cho học trò những gì tốt nhất mẹ có.
Biết 1 lời chúc là thừa vì mẹ chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lời chúc từ biết bao nhiêu thế hệ học trò. Nhưng vẫn muốn nói là “chúc cô giáo của con 1 ngày 20/11 thật hạnh phúc nhé, mẹ ơi!”.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Sao1 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao1 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Sao7 giờ trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao7 giờ trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao8 giờ trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao10 giờ trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
-
Sao10 giờ trướcLoạt ảnh đi du lịch cùng tình tin đồn kém 12 tuổi của hoa hậu chuyển giới Hương Giang thu hút cư dân mạng.
-
Sao11 giờ trướcNam diễn viên này liên tiếp vướng nhiều tranh cãi sau vụ phông bạt từ thiện, anh lại bị tố lừa đảo khiến nhiều người thất vọng.
-
Sao12 giờ trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.
-
Sao15 giờ trướcGia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
-
Sao15 giờ trướcTrong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
-
Sao1 ngày trướcSau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.
-
Sao1 ngày trướcLiên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.
-
Sao1 ngày trướcSự cố của Bùi Khánh Linh tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2024 đang tổ chức ở Ai Cập gây tranh luận trên các diễn đàn sắc đẹp.