Bất ngờ khi trên mâm cơm người Việt luôn có một món ăn bảo vệ tim mạch và giảm nhớt máu

Theo Đông y, chế biến món ăn từ mộc nhĩ và súp lơ là sự kết hợp tuyệt vời, giúp cùng lúc hỗ trợ điều trị 3 loại bệnh quan trọng...

Theo Đông y, chế biến món ăn từ mộc nhĩ và súp lơ là sự kết hợp tuyệt vời, giúp cùng lúc hỗ trợ điều trị 3 loại bệnh quan trọng: Bảo vệ tim mạch, giảm nhớt máu và phòng ung thư.

Mộc nhĩ từng được nhiều nhà dinh dưỡng học tôn vinh là "siêu thực phẩm" vì những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

Nhưng nếu chưa áp dụng hết các công thức kết hợp món ăn thì chúng ta đã vô tình bỏ phí cơ hội phát huy những giá trị mà nó mang lại.

Mộc nhĩ không chỉ là món ăn có hương vị đặc trưng mà Đông y còn xem đây là vị thuốc quý. Nếu biết kết hợp mộc nhĩ với những thực phẩm khác, nó sẽ tạo thành những vị thuốc tốt không ngờ tới.

Mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia auricula, một số địa phương gọi là nấm mèo, hay nấm tai mèo. Do mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

Theo Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh, tỳ, vị, đại tràng, gan, thận mang lại tác dụng làm mát máu, ngừng chảy máu do va đập, chấn thương.

Chữa trị các bệnh trường phong, hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết…

Mộc nhĩ còn là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch.

Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.

Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.

Bất ngờ khi trên mâm cơm người Việt luôn có một món ăn bảo vệ tim mạch và giảm nhớt máu! - Ảnh 1.

Súp lơ có chứa các vitamin A, C, vitamin nhóm B, niacin, pantothenic, axit tartric và axit folic.

Thành phần khoáng chất của súp lơ bao gồm kali, natri, magie, đồng, sắt, lưu huỳnh, clo và phốt pho. Súp lơ cũng giàu axit pectin, malic và citric.

Nghiên cứu Đông y cho thấy, nếu kết hợp mộc nhĩ với súp lơ, sẽ tạo thành món ăn chữa bệnh. Sự kết hợp đặc biệt này sẽ giúp bảo vệ tim mạch, giảm nhớt máu và phòng ngừa ung thư.

Bất ngờ khi trên mâm cơm người Việt luôn có một món ăn bảo vệ tim mạch và giảm nhớt máu! - Ảnh 2.

Cách chế biến

Ngâm mộc nhĩ với nước nóng cho nở mềm, rửa sạch, thái chỉ hoặc thái miếng vừa ăn. Súp lơ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi.

Bất ngờ khi trên mâm cơm người Việt luôn có một món ăn bảo vệ tim mạch và giảm nhớt máu! - Ảnh 3.

Làm nóng chảo dầu, phi tỏi thơm vừa độ vàng nhẹ, cho mộc nhĩ và súp lơ vào xào chín đều, nêm gia vị và ăn nóng ấm. Có thể làm thành món ăn cùng các món ăn khác trong bữa ăn.

Đây là món ăn được Đông y rất "quý" vì nguyên liệu dễ kiếm, dễ chế biến, hợp với khẩu vị của nhiều người, giá trị dinh dưỡng cao.

Cả mộc nhĩ và súp lơ đều là thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư hàng đầu trong các loại rau.

Lưu ý: Những người vừa bị xuất huyết não, trước và sau khi phẫu thuật, đau răng, ho ra máu, đi ngoài có máu trong phân, chảy máu mũi thì không nên ăn món này.


Theo Trí Thức Trẻ

súp lơ

mộc nhĩ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.