13 bí quyết cho con mạnh khỏe mẹ bầu nào cũng cần phải biết

Để con được khỏe mạnh từ trong thai kì, mẹ bầu phải luôn chú trọng chăm sóc tốt cả về thể chất lẫn tinh thần của bản thân.

Để con được khỏe mạnh từ trong thai kì, mẹ bầu phải luôn chú trọng chăm sóc tốt cả về thể chất lẫn tinh thần của bản thân.

1. Điều chỉnh tư thế ngủ

Tất cả các mẹ bầu đều biết không nên nằm sấp trong thai kì, tuy nhiên nằm ngửa cũng sẽ khiến cả bạn và em bé khó thở, gây ra căng thẳng. Khoảng từ tháng thứ 6 trở đi, bạn nên nằm nghiêng trái để giữ cho cột sống được thẳng, giảm đau lưng cũng như tăng chất dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai.

mang thai, những điều cần biết khi mang thai, mang thai khỏe mạnh, sức khỏe

Nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai

2. Tập thể dục trước sinh

Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thể dục trước sinh sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện tuần hoàn, duy trì tâm trạng tốt và ngủ ngon giấc ban đêm. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giảm đau cơ cũng như tăng sức chịu đựng bạn trong quá trình sinh đẻ.

3. Lên kế hoạch sinh nở

Lên kế hoạch trước cho ngày sinh của mình, chẳng hạn như những người bạn muốn góp mặt, loại thuốc giảm đau muốn dùng hay loại quần áo muốn mặc… sẽ giúp cho bạn kiểm soát tình hình tốt hơn và cảm thấy an tâm hơn trong quá trình sinh nở.

4. Thực hành các bài tập Kegel

Bài tập Kegel, hay còn gọi là bài tập cho các cơ vùng chậu, sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng sau sinh bởi chúng cải thiện sự lưu thông máu đến các vùng trực tràng và âm đạo của người phụ nữ.

5. Theo dõi cân nặnng

Người ta thường nói bạn đang phải “ăn cho hai người”, tuy nhiên trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định các bà mẹ chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai. Việc theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ trong cơ thể mình và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

mang thai, những điều cần biết khi mang thai, mang thai khỏe mạnh, sức khỏe

6. Thay giày

Việc mang bầu sẽ khiến trọng tâm của trọng lực thay đổi, gây sức ép không nhỏ lên bàn chân của bạn. Đồng thời trong quá trình mang thai, bà bầu cũng dễ bị tích nước và sưng phù lòng bàn chân hoặc mắt cá chân. Một đôi giày vải mềm mại, thoải mái sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất trong thời điểm này.

7. Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic

Axit folic (hay folate) rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai cũng như sự hình thành hồng cầu. Trong thời kỳ mang thai, bạn nên bổ sung 200 mcg axit folic mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm như đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu nành, cải bó xôi, atisô hay măng tây…

8. Nói không với sô cô la và cà phê

Caffein có thể làm cho em bé của bạn kém khả năng vận động, đồng thời tăng nguy cơ mất nước trong quá trình mang thai. Nghiện caffein cũng sẽ làm giảm khả năng sinh sản của mẹ và có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, sinh non cũng như nhiều vấn đề sinh sản khác.

9. Ăn nhiều cá

Omega-3 là một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Các bà mẹ nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần trong suốt quá trình mang thai để não của trẻ được hình thành và phát triển tốt nhất trong thời kì này.

mang thai, những điều cần biết khi mang thai, mang thai khỏe mạnh, sức khỏe

10. Bảo vệ làn da của bạn

Làn da của phụ nữ sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời trong quá trình mang thai. Để giữ cho làn da của mình được khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng với thành phần tự nhiên, che chắn dưới ánh mặt trời, dưỡng ẩm cho da và tránh tiếp xúc với nắng gắt để tránh bị cháy nắng và đổi màu da.

11. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là một bí kíp tự nhiên vô cùng hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho làn da của bạn. Đặc biệt, dầu dừa còn có khả năng phòng chống rạn da cũng như giúp da bạn hồi phục tốt hơn sau quá trình sinh nở.

12. Tránh xa các chất độc hại

Rượu bia hay mỹ phẩm đều chứa các chất độc hại có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ trong quá trình mang thai. Đồng thời, bạn cũng hạn chế việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Nếu cần đến sự can thiệp của y tế, tốt nhất hãy nói cho bác sĩ về tình trạng của mình để tránh việc chụp chiếu X quang và tìm ra các phương án điều trị thích hợp.

13. Massage

Massage trong thai kì có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức cho mẹ, tăng cường sức khỏe cho bé và giúp cho việc sinh nở được thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy nhớ giữ cho tinh thần của mình luôn được thoải mái và vui vẻ, cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và lắng nghe cơ thể để đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của bản thân trong quá trình mang thai.


Theo GĐVN

mang bầu

mang thai

chăm sóc thai kỳ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.