- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
13 nguyên nhân gây mất ngủ không ngờ
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn khó ngủ, không thể yên giấc, mất ngủ dù rằng đang rất mệt mỏi?
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn khó ngủ, không thể yên giấc, mất ngủ dù rằng đang rất mệt mỏi?
Vấn đề là ngay cả bạn cũng không thể nào tìm ra nguyên nhân tại sao. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó hay cũng có thể là bạn đang mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu.
Thêm nữa, lối sống không lành mạnh cũng có thể sẽ khiến bạn mất ngủ. Thực phẩm và thức uống có cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra còn nhiều nguyên nhân gây chứng mất ngủ mà bạn không ngờ tới, ví dụ như nguyên nhân thứ 13 trong bài này.
Hãy cùng điểm qua 13 nguyên nhân khiến bạn trằn trọc khó ngủ nhé:
Ăn quá no
Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo và không thể ngủ được. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên ăn tối nhẹ nhàng, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn để tiêu hóa và khó chìm vào giấc ngủ hơn.
Ăn tối quá no cũng khiến cơ thể dư thừa năng lượng vì buổi tối cơ thể bạn chẳng còn mấy việc cần nhiều năng lượng cả. Ngoài ra, đối với nhiều người, các loại thức ăn cay có xu hướng gây ra chứng ợ nóng và gây trở ngại cho giấc ngủ.
Dùng thuốc ngủ
Đây sẽ là một bất ngờ khi việc uống thuốc ngủ lại có thể là một trong những rắc rối khiến bạn không thể chợp mắt được.
Tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là bạn có thể nghiện nó hoặc đơn giản hơn là sẽ thấy ngủ không ngon khi thiếu chúng.
Các loại thuốc ngủ chắc chắn sẽ đem đến giấc ngủ cho bạn, nhưng có nên sử dụng chúng hay không? Nếu bạn có thể khắc phục được những nguyên nhân khác liệt kê trong bài này, tốt nhất là không nên động đến thuốc ngủ.
Ngủ trưa
Trớ trêu thay, có một giấc ngủ ngắn trong ngày có thể làm cho bạn cảm thấy khó khăn hơn để có được giấc ngủ vào ban đêm. Điều này sẽ khiến bạn khó chịu vì chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm lại làm cho bạn mệt mỏi cả ngày hôm sau.
Nếu việc này lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một vòng tròn luẩn quẩn không thể kiểm soát. Không giống như trẻ em, người lớn hầu như không cần phải ngủ trong ngày, trừ khi họ là người lớn tuổi hoặc ốm yếu.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự cần có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, bạn chỉ nên ngủ khoảng chừng 30 phút và không ngủ vào lúc chạng vạng chiều để tránh mất ngủ vào buổi tối. Tốt nhất là ngủ trong khoảng 11h sáng – 1h chiều.
Hút thuốc
Bạn biết rằng cà phê và rượu là chất kích thích, nhưng bạn có biết nicotine cũng là một chất kích thích không kém? Có thể bạn vẫn hút vài điếu thuốc trước khi đi ngủ? Bạn thậm chí ngồi lặng lẽ trong phòng khách đầy khói thuốc và đọc một cuốn sách để mong được ngủ yên.
Rất có thể điều này sẽ không xảy ra. Giải pháp ở đây là bạn nên tránh hút thuốc vào ban đêm hoặc tốt hơn là ngừng hút thuốc lá hoàn toàn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi việc ngưng hút thuốc sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ đấy.
Lịch làm việc
Có rất nhiều người phải làm việc vào ban đêm khi hầu hết người khác đang ngủ. Đây có thể là một trong những nguyên nhân tồi tệ nhất của chứng mất ngủ mà bạn không ngờ đến, đặc biệt là khi thời gian làm việc theo ca thay đổi. Nếu bạn buộc phải làm việc vào ban đêm, bạn hãy “lừa” cơ thể của bạn nghĩ đó là ngày khi nó là đêm và ngược lại.
Hãy đảm bảo có một căn phòng tối khi bạn ngủ vào ban ngày. Khi thức giấc vào ban đêm, bạn nên sử dụng bóng đèn đủ sáng để mô phỏng ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng tránh các công việc thay đổi ca bất thường để không rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Thiếu thói quen
Hầu hết những người có con trẻ sẽ hiểu rằng thói quen khi đi ngủ đã là một phần quan trọng trong cuộc sống. Nếu bạn cố gắng thay đổi thói quen ngủ của con, chúng sẽ không thể ngủ ngon giấc.
Nói chung, trẻ con cần phải có một giấc ngủ vào ban ngày và ban đêm. Trong khi các thói quen rõ ràng là không giống nhau, người lớn cũng cần một thói quen ngủ. Vì vậy, nếu bạn đang phải “vật lộn” với chứng mất ngủ, hãy thử đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Các yếu tố môi trường
Môi trường ngủ không tốt (hoặc không hoàn hảo) cũng có thể khiến bạn bị mất ngủ. Một yếu tố điển hình đó là khi bạn chung giường ngáy to hoặc “nói mớ” trong lúc ngủ cũng sẽ ảnh hưởng và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Tệ hại hơn, một môi trường có chứa bất kỳ loại chất độc hoặc hóa chất trong không khí cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ.
Ngoài ra, các yếu tố khác như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng khác thường, tiếng ồn và thậm chí là một chiếc giường không thoải mái cũng sẽ là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
Các loại thuốc kê toa
Bạn đã bị bệnh và tất cả những gì bạn muốn làm là ngủ nhưng tất cả đều vô dụng khi bạn không thể chợp mắt được. Nguyên nhân là vì trong các loại thuốc, kể cả thuốc được kê toa lẫn thuốc không được kê toa đều chứa một thành phần nhất định tác động vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, vấn đề này sẽ không kéo dài vì một số thành phần của thuốc đơn giản chỉ làm cho bạn cảm thấy khó ngủ và một khi bạn đã khỏi bệnh và không dùng thuốc nữa, bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Trầm cảm
Những người đang bị trầm cảm thường kéo theo mệt mỏi, vì vậy đừng quá bất ngờ khi trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngủ.
Có một thực tế cho thấy rằng trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại những nước phát triển, và bạn có thể nhận ra lý do tại sao người bị trầm cảm lại gặp nhiều rắc rối và lo lắng trong việc làm thế nào để ngủ.
Các rối loạn tâm trạng khác bao gồm cả rối loạn lưỡng cực cũng có xu hướng gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc.
Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về mất ngủ, bạn nên kiểm tra xem mình có bị trầm cảm hay không. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để có kết quả chính xác.
Một số vấn đề sức khỏe
Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra chứng mất ngủ và trằn trọc. Nếu bạn đang cảm thấy đau đớn hoặc có cảm giác khó chịu khi bị bệnh thì bạn sẽ có khả năng bị mất ngủ.
Ngay cả khi những bệnh lý hết sức bình thường như đang mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ.
Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để ngủ đồng thời có thể xác định được các cách như hít thở hoặc thư giãn khi mình đang bị bệnh, bạn có thể ngủ ngon mà không cần dùng thuốc hỗ trợ.
Mệt mỏi
Có thể bạn sẽ cho rằng hơi vô lý. Thế nhưng, mệt mỏi có thể gây ra mất ngủ hoặc không ngủ được. Tình trạng tập thể dục cường độ cao hoặc buộc phải giữ mình tỉnh táo trong một thời gian dài bằng cách uống nhiều cà phê hoặc rượu sẽ gây ra tình trạng mất ngủ. Học sinh cũng có thể sẽ bị chứng mất ngủ nếu họ dùng thuốc bổ nhằm kéo dài khả năng tỉnh táo để ôn thi.
Dùng quá nhiều caffeine
Không phải ai cũng nhận ra rằng caffeine là một chất kích thích và nó thường hiện diện trong trà và cà phê. Vì vậy, bạn có thể dùng một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới nhưng nếu bạn dùng một hoặc hai tách cà phê vào ban đêm, bạn có khả năng không ngủ được.
Nghiên cứu cho thấy rằng caffeine vẫn tồn tại trong cơ thể đến tám giờ. Vì vậy, nếu tối hôm trước không ngủ ngon, bạn có thể tiêu thụ đồ uống hoặc thực phẩm có chứa hợp chất này vào buổi trưa nhưng đừng bao giờ dùng chúng vào gần giờ đi ngủ.
Thiếu hoạt động tình dục
Tình dục là liều thuốc an thần tuyệt diệu vì sau mỗi lần yêu, rất nhiều chất hóa học và hóc-môn trong cơ thể được phóng thích khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách ngon lành.
Do đó, thiếu ngủ, thậm chí mất ngủ là hậu quả dễ nhận thấy nhất của cơ thể khi "đói sex". Bạn cũng có thể mơ đến sex với tần suất dày đặc lạ thường, cả ngày lẫn đêm.
Theo Khám phá
-
Sức khỏe9 giờ trướcThời gian qua, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận một số bệnh nhân kẹt dị vật trong bàng quang hay dương vật bị sưng to, bầm tím do đeo nhẫn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây nếu ăn sai cách cũng có thể gây phản tác dụng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKết luận của Hội đồng chuyên môn cho rằng việc xử trí cho bệnh nhi đã đúng phác đồ. Tuy nhiên, cơ địa của trẻ khiến quá trình hồi sức gặp khó khăn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSáng 30/3, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã tìm ra nguyên nhân ban đầu khiến 72 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcVừa qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi nhận trường hợp thai phụ 13 tuổi đẻ thường và có ý định bỏ lại đứa con.
-
Sức khỏe19 giờ trướcHàng chục người phải cách ly khi các nhà chức trách của Burundi cố gắng xác định loại virus khiến 3 người tử vong trong vòng 24 giờ sau khi ngã bệnh.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBắp cải có thể không phải là một loại rau hấp dẫn nhất nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bạn khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau thời gian điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bé trai 2 tuổi được mở khí quản. Một ngày sau, trẻ bất ngờ gặp biến chứng nguy kịch, tổn thương não khó phục hồi.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo các chuyên gia y tế, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Thế nhưng, ngoài rượu, bia thì những thói quen sau đây cũng là những 'sát thủ' tàn phá gan khủng khiếp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMọi người nên lưu ý khi ăn những loại quả này vì chúng có thể chứa chất gây hại cho nội tạng và tăng khả năng gây ung thư cho cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột. Tình trạng này liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể từng người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVirus Marburg gây bệnh có tỷ lệ tử vong đến 88% đã xảy ra đồng thời ở 2 quốc gia khác nhau và lây lan vào thủ đô của Guinea Xích đạo, nơi có các chuyến bay quốc tế đến các nước lân cận.