3 hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ ngay từ bây giờ

Có rất nhiều thông tin về tác dụng – tác hại của đậu nành với sức khỏe được rao giảng tràn lan trên internet khiến nhiều người hoang mang.

Có rất nhiều thông tin về tác dụng – tác hại của đậu nành với sức khỏe được rao giảng tràn lan trên internet khiến nhiều người hoang mang. Nhưng những thông tin đó có cơ sở khoa học hay không? Hãy đọc thật kỹ bài viết này.

Mối liên quan giữa đậu nành và bệnh ung thư vú khởi nguồn từ những năm đầu thập niên 90, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ châu Á ăn nhiều đậu nành có tỉ lệ ung thư vú thấp.

Sau đó, một nghiên cứu nhỏ năm 1996 lại cho thấy ăn nhiều đậu nành có thể gây ra ung thư vú. Nhưng rồi… các nghiên cứu bổ sung trong suốt những năm 2000 lại chứng minh ăn đậu nành đã làm giảm sự tái phát ung thư của bệnh ung thư.

Một báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2006 cho biết, ăn đậu nành có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ tim mạch rồi lại quay ngoắt 180 độ trong một tuyên bố khác vào năm 2008.

Chín năm sau đó vào năm 2017, FDA tuyên bố rút lại tuyên bố của mình rằng protein đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh tim do những phát hiện không phù hợp.

Rối rắm và hoang mang, đúng không?

Thực tế, nếu bạn có dịp nói chuyện với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển, tất cả họ đều nói rằng không có bằng chứng cho thấy rằng ăn đậu nành (giàu protein và ít calo) như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng sẽ có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bạn.

Và hầu hết mọi người sẽ nói rằng ăn thực phẩm nguyên chất đậu nành so với các thực phẩm chế biến sẽ giúp nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng hơn.

Dưới đây là những niềm tin sai lầm về đậu nành bạn chắc chắn sẽ thay đổi ngay và luôn khi hiểu rõ:

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú

3 hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ ngay từ bây giờ - Ảnh 1.

Chắc chắn hầu hết chúng ta đều đã nghe rằng, ăn nhiều đậu nành làm tăng mức độ estrogen – yếu tố liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc điều hành của Soy Nutrition Institute cho biết, đậu nành và ung thư bắt nguồn từ một nghiên cứu năm 1998 ở chuột, cho thấy isoflavone đậu nành, hoạt động tương tự như hormone estrogen, đã gây ra các khối u vú hiện có.

Điều này làm cho các chuyên gia lo lắng rằng ăn đậu nành có thể làm cho ung thư vú trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, điều đó đã được chứng minh là vô lý.

Một vài nghiên cứu khác đã xem xét ảnh hưởng của việc ăn đậu nành trên các bệnh ung thư vú và phát hiện ra rằng ăn đậu nành sau khi phẫu thuật có thể giảm thiểu sự tái phát và hỗ trợ tăng cường hồi phục nhanh hơn.

Một phân tích meta năm 2006 với 11.224 người cũng cho thấy ăn đậu nành sau khi được chuẩn đoán ung thư vú làm giảm tỉ lệ tử vong chung.

Từ những dẫn chứng trên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn.

Sai lầm 2: Đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

3 hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ ngay từ bây giờ - Ảnh 2.

Các dưỡng chất tương tự như estrogen trong đậu nành khiến người dùng lo lắng liệu rằng chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hay không?

Và một nghiên cứu năm 2009 thậm chí đã làm dấy lên những lo ngại sai lầm này: Họ cho thấy những phụ nữ tiền mãn kinh khi ăn các sản phẩm đậu nành có dấu hiệu giảm thiểu một trong hai kích thích tố quan trọng với khả năng sinh sản (nhưng giảm không nhiều).

Tuy nhiên, Elizabeth Shaw – cộng đồng nghiên cứu về các giải pháp dinh dưỡng lớn nhất thế giới lại đưa ra kết luận: Ăn một lượng vừa phải đậu nành có thể giúp bạn tăng khả năng thụ thai.

Những thực phẩm thực sự ảnh hưởng đến khả năng thụ thai phải là protein động vật; trong khi đó, việc bổ sung các thực phẩm họ đậu như đậu Hà Lan, lạc, đậu phộng, đậu hũ và đậu nành có thể bảo vệ chống lại vô sinh.

Sai lầm 3: Đàn ông ăn nhiều đậu nành có ngực nở nang

Từng có hai trường hợp có dấu hiệu nữ tính hóa (ngực nở nang như phụ nữ) do ăn nhiều đậu nành hoặc chế phẩm từ đậu nành khiến nhiều người lo ngại về ảnh hưởng của loại thực phẩm này.

Một người là một cậu bé 19 tuổi với thực đơn chay trường, mỗi ngày cậu ăn từ 12 – 20 phần đậu nành còn một người là người đàn ông trung niên 60 tuổi với sở thích uống sữa đậu nành.

Thực tế thì đó chỉ là những trường hợp rối loạn hoocmone không do đậu nành gây ra.

Một phân tích năm 2010 của hơn 30 báo cáo không tìm thấy bằng chứng cho thấy đậu nành làm đảo lộn hoocmone nam giới, nghĩa là ăn nhiều đậu nành không thể khiến bạn biến thành phụ nữ với một bộ ngực đồ sộ.

Theo Thời đại



đậu nành


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.