- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 lý do khiến bạn “càng ngủ càng mệt”, không sửa sai kịp thời chỉ khiến sức khỏe “kêu cứu” mà thôi
Ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể, thế nhưng nếu mắc phải 3 lý do này khi ngủ cũng chỉ khiến cho sức khỏe đi xuống.
Ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể, thế nhưng nếu mắc phải 3 lý do này khi ngủ cũng chỉ khiến cho sức khỏe đi xuống thêm mà thôi.
Mỗi người phải tiêu tốn đến 1/3 thời gian trong cuộc đời chỉ dành cho việc ngủ là đủ chứng minh tầm quan trọng của nó. Chỉ cần ngủ ngon suốt một đêm, sáng mai bạn đã tràn đầy năng lượng. Nhưng không phải ai cũng vậy, có những người chỉ cần ngủ 2 tiếng một ngày mà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng cũng có người ngủ rất nhiều mà vẫn luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Không phải cứ ngủ nhiều là khỏe, ngủ không đúng cách chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn mà thôi.
Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Theo tờ QQ, có nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan đã gây nên tình trạng "càng ngủ càng mệt" này, nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 lý do sau:
1. Do mắc bệnh
Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ như bệnh tim, trầm cảm hay thiếu máu. Cụ thể hơn, bệnh tim sẽ gây ra rối loạn chức năng tim, dẫn đến lưu lượng máu trong cơ thể kém và gây nên mệt mỏi.
Ngoài ra, những người trầm cảm và thiếu máu thì cơ thể sẽ nhạy cảm hơn, khi ngủ vào ban đêm thường bị thức giấc giữa chừng hoặc ngủ không ngon giấc. Hoặc những bệnh nhân bị thiếu lá lách do phẫu thuật cũng dễ bị buồn ngủ vào ban ngày.
2. Trùm đầu quá kín khi ngủ
Nhiều người hay có thói quen phủ hết cả đầu khi ngủ, ví dụ như trùm kín chăn. Tuy nhiên, đây là một thói quen cực kỳ có hại nhưng tưởng chừng vô hại. Lúc hô hấp, cơ thể người hấp thu oxi và thải ra khí carbon dioxide. Thế nên việc trùm kín đầu khi ngủ sẽ gây khó thở bởi không khí trong chăn sẽ không còn oxi mà chỉ toàn carbon dioxide và bụi bẩn.
Thói quen trùm kín đầu khi ngủ sẽ khiến bạn ngạt thở, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Việc hít thở loại không khí này lâu dài sẽ gây ra tình trạng thiếu oxi cho cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thế nên sau khi thức dậy, nhiều người còn cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi mặc dù đã ngủ rất nhiều trước đó rồi.
3. Stress và căng thẳng
Tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Lấy ví dụ, trước một kỳ thi quan trọng thì bạn thường lo lắng tột độ và kéo theo việc sáng thức dậy sẽ rất mệt mỏi. Hầu như bất cứ ai cũng vậy, trước một sự kiện quan trọng nào đó thì cơ thể dễ rơi vào tâm trạng căng thẳng, hồi hộp để rồi ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Qua đó mới thấy rằng tâm trạng tốt là yếu tố tiên quyết cho một giấc ngủ ngon. Nếu bạn đang bị stress hay căng thẳng vì vấn đề nào đó, trước khi ngủ hãy tập thiền từ 10 – 15 phút để cơ thể thư giãn tâm trí, gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực và đi ngủ trong trạng thái tĩnh tâm.
Nhưng cũng phải nhắc lại rằng, việc ngủ nhiều quá hay ít quá cũng đều gây hại đến sức khỏe. Đối với người trưởng thành thì một ngày phải cần 8 tiếng để ngủ, hạn chế việc thấp hay vượt quá mốc này. Ngoài việc ngủ đủ, chị em cũng có thể thử theo một vài cách sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhé:
- Không ăn quá no trước khi đi ngủ: Buổi tối nếu ăn quá nhiều sẽ gây béo phì và làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Từ đó não bộ sẽ bị kích thích làm việc, cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Uống 1 ly sữa trước khi ngủ: Tryphotan có trong sữa là một trong những axit amin thiết yếu giúp ức chế sự hưng phấn của não và đưa cơ thể vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều: Ngủ trưa rất có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ khi ngủ đủ và đúng cách. Theo đó, hãy tránh việc ngủ trưa quá dài, tốt nhất chỉ nên ngủ trong khoảng 30 phút và không ngủ sau 3 giờ chiều.
Theo Helino
- Sức khỏe8 giờ trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.
- Sức khỏe13 giờ trướcBé gái bị cha mẹ mắng ham chơi không lo học dẫn uống 28 viên thuốc trầm cảm, phải nhập viện cấp cứu.
- Sức khỏe15 giờ trướcBệnh nhân nữ, 56 tuổi vào viện khám với biểu hiện nuốt đau, sưng nề cùng cổ, sờ thấy khối cứng, không di động.
- Sức khỏe16 giờ trướcLina Medina, ở Peru, được y học ghi nhận là bà mẹ trẻ nhất thế giới khi sinh con trai khỏe mạnh dù mới 5 tuổi.
- Sức khỏe18 giờ trướcNăm 2020, số lượng ca tử vong vì ung thư phổi ở Việt Nam lên tới 24.000 ca, gần bằng số lượng mắc mới.
- Sức khỏe19 giờ trướcLão hóa là một vấn đề mà nhiều phụ nữ không muốn đối mặt, phụ nữ chỉ cần tuân thủ "3 nhiều 4 không" có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa?
- Sức khỏe1 ngày trướcSau tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường. Thậm chí, có người còn có mức độ đáp ứng miễn dịch gấp 20 lần.
- Sức khỏe1 ngày trướcĐiều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- Sức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 14/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 10 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay ở Tây Ninh. Việt Nam hiện có 1.531 bệnh nhân.
- Sức khỏe1 ngày trướcAi cũng biết rằng thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhưng họ không ngờ nó gây ra hậu quả nghiêm trọng như vô sinh.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrung bình cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 8 người nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời.