- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 thực phẩm mọc mầm "bổ nghìn vàng", nhà nào cũng có mà chưa biết tận dụng
Một số loại rau củ, hạt khi mọc mầm sản sinh ra chất độc nhưng ngược lại cũng có không ít loại được nhân đôi dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nhắc tới các thực phẩm bị mọc mầm, hầu hết mọi người đều lo lắng rằng chúng sẽ bị giảm hương vị, biến chất, thậm chí gây độc hại. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều như vậy. Bác sĩ dinh dưỡng Zuo Xiaoxia thuộc Trung tâm Y tế số 8 Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Bắc Kinh, Trung Quốc) chỉ ra 3 thực phẩm quen thuộc khi mọc mầm chẳng những không gây độc hại mà lượng dinh dưỡng còn tăng lên gấp đôi, đó là:
1. Đậu nành, đậu xanh mọc mầm
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành và đậu xanh tăng lên khi chúng mọc mầm. Cứ 100g đậu chưa nảy mầm chứa 0,35g axit amin tự do, tăng lên 0,5g sau 1 ngày và đạt 1,5g vào ngày thứ 5.
Ảnh minh họa
Mầm đậu tăng lượng protein thực vật và giảm một số chất khó hấp thụ. Vitamin C và E cũng gia tăng đáng kể, đặc biệt vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Mầm đậu nành còn chứa isoflavon tốt cho nội tiết tố nữ và riboflavin chống lão hóa, viêm lợi. Tuy nhiên, cần cẩn thận với mầm đậu không rễ vì tiềm ẩn chất hóa học độc hại.
2. Gạo lứt mọc mầm
Gạo lứt vốn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu ăn điều độ. Đặc bieetjm gạo lứt khi mọc mầm kích hoạt enzyme như amylase, protease và oxidoreductase, giúp tăng cường dinh dưỡng và năng lượng. Các chất dinh dưỡng trong gạo lứt trở nên dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sau khi nảy mầm.
Mầm gạo lứt còn chứa vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic, cùng với khoáng chất như canxi, magie được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhờ phytase phân hủy axit phytic. Mầm gạo lứt là nguồn dinh dưỡng phong phú và dễ hấp thụ.
3. Tỏi mọc mầm
Nhiều người hiểu lầm rằng tỏi mọc mầm không ăn được hoặc có độc. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tỏi mọc mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp đôi so với tỏi thường và không có độc tố, đặc biệt là khi nấu chín.
Ảnh minh họa
Mầm tỏi chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng chống ung thư và lão hóa tốt hơn. Ngoài ra, mầm tỏi còn chứa chất xơ, vitamin A, C và carotene, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Mầm tỏi cũng có tác dụng kháng viêm và khử trùng, tương đương củ tỏi tươi. Chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc mốc là có thể ăn được.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thực phẩm thật sự sẽ trở thành “độc dược” nếu bạn ăn chúng khi mọc mầm. Điển hình như khoai tây, khoai lang, gừng, sắn, khoai môn, lạc mốc bị nảy mầm. Lúc này, chúng không chỉ mất đi dinh dưỡng mà còn bị biến đổi chất, gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí mang tới bệnh ung thư hoặc đe dọa tính mạng nếu lượng độc tố quá nhiều.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhế là loại quả được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể ăn, chuyên gia sức khoẻ chỉ ra nhóm người này nhất định phải thận trọng khi ăn khế.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNhiều người vẫn thường sử dụng lá ổi khô như loại thảo dược dân gian, dưới đây là 9 tác dụng của nước lá ổi khô với sức khoẻ.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNắm bắt tâm lý muốn "đổi vận" bằng cách chỉnh sửa đường nét cơ thể, dịch vụ thẩm mỹ phong thủy nở rộ. Nhiều người vì vậy mà "tiền mất tật mang" sau khi "sửa tướng".
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgâm chân giữ ấm bằng loại bột không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng, người phụ nữ bị hoại tử hai bàn chân nghiêm trọng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNữ sinh 16 tuổi chỉ đi khám vì bị đầy bụng, sau đó được chẩn đoán gặp một vấn đề sức khỏe cực kỳ hiếm gặp và chỉ còn 1 tuần để sống.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, dưới đây là những người không nên ăn gừng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcBà Jeanne Calment được ghi nhận là người sống thọ nhất thế giới. Bà vẫn tập đấu kiếm ở tuổi 85 và tiếp tục đạp xe cho đến khi 100 tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCDC Hà Nội cho biết tuần vừa qua ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 tại Cầu Giấy, số trẻ mắc tay chân miệng gia tăng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ xác định, nguyên nhân gây vỡ tử cung do sản phụ từng sinh mổ ba lần trước đó, khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông ít ý kiến cho rằng uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong giúp chữa khỏi ung thư, điều này có đúng?
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông ít ý kiến cho rằng chạy bộ sẽ tốt hơn đi bộ do đốt được nhiều calo, vậy thực tế đi hay chạy bộ tốt hơn, cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.