4 chất phụ gia dễ "lẻn" vào mâm cơm gia đình, đặc biệt có loại còn được WHO nhấn mạnh là gây ung thư bậc nhất

Ăn quá nhiều các thực phẩm chứa phụ gia luôn xuất hiện nhiều tác hại, thậm chí là gây ung thư cho cả gia đình nhưng ít ai chú ý đến.

Nếu nói một yếu tố cần hạn chế nhất trong đồ ăn, thức uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe và ngừa bệnh thì đó chính là phụ gia thực phẩm. Các chuyên gia cho hay, chúng là các hóa chất được bổ sung thêm vào đồ ăn để bảo quản, cải thiện hương vị và làm đẹp bề ngoài.

Khi nạp nhiều các loại thực phẩm này, chúng chẳng những không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn khiến cơ thể nhiễm các gốc tự do. Theo Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Mỹ (FDA), chỉ riêng tại Mỹ hiện đã có khoảng 10.000 loại phụ gia thực phẩm. Hiện con số này đang dần tăng lên và những tác hại của nó không thể kiểm soát được.

4 chất phụ gia dễ lẻn vào mâm cơm gia đình, đặc biệt có loại còn được WHO nhấn mạnh là gây ung thư bậc nhất-1
Các loại phụ gia được cho thêm vào thực phẩm nhằm bảo quản lâu và gây bắt mắt hơn.

Theo Angela Lemond – người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho hay, chúng ta cần phải bảo vệ bản thân bằng cách chọn lọc những thực phẩm xấu. Sau đây là 4 chất phụ gia có hại luôn "ẩn nấp" trong mâm cơm hàng ngày, có loại còn được WHO xếp vào loại gây ung thư hàng đầu:

1. Màu thực phẩm nhân tạo

Nhiều người thường sử dụng màu thực phẩm để tăng cường màu sắc cho món ăn, chưa kể còn giúp bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, những loại màu thực phẩm gây hại cho sức khỏe thường bán với giá rất rẻ và trôi nổi đầy trên thị trường. Chúng hay xuất hiện ở những thức uống giải khát hay đồ nướng.

Tất cả màu thực phẩm nhân tạo độc hại đã bị Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ cấm từ lâu, nhưng đặc biệt có 5 màu thực phẩm nguy hiểm bậc nhất là Blue 1 - 2; Red 3 – 40; Green 3 và Yellow 5 6 đều có thể gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật.

4 chất phụ gia dễ lẻn vào mâm cơm gia đình, đặc biệt có loại còn được WHO nhấn mạnh là gây ung thư bậc nhất-2
Các loại nước ngọt thường chứa nhiều màu thực phẩm để làm tăng vẻ bề ngoài và hương vị.

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, màu thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em và làm chúng thay đổi tâm tính. Chính vì thế, chị em cần phải tránh các thực phẩm chứa nhiều màu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà. Nếu muốn dùng thì hãy cân nhắc sử dụng rễ củ cải đỏ, beta carotenes và chiết xuất từ trái cây… vì chúng tạo màu đẹp và rất lành tính.

2. Sulfite

Hầu như sulfite đều xuất hiện tự nhiên trong một số thực phẩm. Nhưng trong vài trường hợp, các nhà sản xuất đã cho thêm vào như một chất bảo quản để làm chậm sự đổi màu. Thực phẩm có phụ gia sulfit bao gồm nước của thịt đóng gói, bánh quy, bột bánh pizza và thậm chí cả trái cây sấy khô – Angela chia sẻ.

Một nghiên cứu năm 2009 về tác động lâm sàng của chất bảo quản sulphite đã cho thấy, nó là "thủ phạm" gây nên nhiều bệnh như viêm da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, giảm huyết áp, đau bụng, tiêu chảy và hen suyễn. Từ năm 1987, Canada đã cấm nhà sản xuất trộn sulfite trong các loại salad ăn liền – một minh chứng cho thấy tác hại tiềm tàng của loại phụ gia này.

3. Nitrat và Nitrite

Năm 2006, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) kết luận rằng nitrat hoặc nitrite có thể gây ung thư cho con người. Hai loại chất gây ung thư này được thấy nhiều trong các loại thịt, cá, phô mai đã qua xử lý và chế biến nhiều lần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các món thịt chế biến này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hệ tiêu hóa và thần kinh nếu ăn quá nhiều, hay thấy nhất là bệnh ung thư đại trực tràng.

4 chất phụ gia dễ lẻn vào mâm cơm gia đình, đặc biệt có loại còn được WHO nhấn mạnh là gây ung thư bậc nhất-3
Thịt xông khói có thể gây ung thư đại trực tràng nếu bạn ăn quá nhiều.

Các loại thịt xông khói hay xúc xích thường chứa nhiều nitrat và nitrite nên cần phải hạn chế ăn. Tuy nhiên Angela cho biết, bạn vẫn có thể sử dụng chúng nếu xác định nguồn gốc rõ ràng và không thêm nhiều hóa chất, tốt nhất vẫn là tự làm tại nhà nếu muốn ăn.

4. Các chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo là chất thay thế đường tổng hợp, được thêm vào để làm ngọt thực phẩm và thức uống giải khát. Chúng cũng thường xuất hiện trong các sản phẩm từ sữa, mứt, thạch lẫn các thực phẩm dán nhãn "ăn kiêng" và "không đường".

Ban đầu, chất làm ngọt nhân tạo được phát minh ra nhằm mục đích giảm béo phì và ngừa tình trạng kháng insulin. Nhưng trong một nghiên cứu năm 2007, chúng thực sự đã góp phần gây nên đại dịch béo phì của con người hiện đại. Nguyên do là vì chất này làm giảm cảm giác no, khiến bạn ăn nhiều hơn và tăng cân nhanh.

Trong một khảo sát khác vào năm 2019, phụ nữ mãn kinh nếu ăn nhiều chất làm ngọt nhân tạo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm. Thậm chí nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chúng sẽ gây ung thư vào một thời điểm nào đó.

4 chất phụ gia dễ lẻn vào mâm cơm gia đình, đặc biệt có loại còn được WHO nhấn mạnh là gây ung thư bậc nhất-4

Làm thế nào để hạn chế các phụ gia có hại này?

Để hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa phụ gia gây hại, bạn cần đọc kỹ thành phần có trên bao bì trước khi mua món gì. Bên cạnh đó, chị em hãy giảm lượng phụ gia cho bữa cơm gia đình bằng cách:

- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên, các loại thịt xông khói, kẹo bánh…

- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh và trái cây. Nên tăng cường các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc để bổ sung nhiều chất xơ.

- Tự nấu đồ ăn tại nhà và hạn chế ra ngoài ăn. Chị em hãy học cách tự làm nước sốt để không phải phụ thuộc vào các loại đóng gói sẵn.


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/4-chat-phu-gia-de-len-vao-mam-com-gia-dinh-dac-biet-co-loai-con-duoc-who-nhan-manh-la-gay-ung-thu-bac-nhat-22202173233618584.htm

chất gây ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.