- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 thắc mắc phổ biến khi bất ngờ sờ thấy u ở ngực
Mọi bất thường ở vòng một cũng có thể khiến chị em lo ngại nguy cơ mắc ung thư vú, bởi đây là loại ung thư phổ biến ở nữ giới.
Năm nay em 27 tuổi, chưa kết hôn. Ít ngày trước, em sờ thấy một khối gồ lên phía ngực phải. Đây có phải dấu hiệu ung thư vú hay không, nếu sinh thiết có thể ra kết quả chính xác hay không ạ? (Trần Thị Phương, Gia Lai).
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), tư vấn:
Tôi xin giải đáp 4 thắc mắc thường gặp của phụ nữ khi phát hiện các khối u vú.
U vú có phải chắc chắn là ung thư vú?
Không phải.
70-80% sang thương vú là lành tính, tỷ lệ ác tính ít hơn nhưng cũng cần cảnh giác. Có nhiều loại bất thường khác nhau như thay đổi sợi bọc (xơ nang tuyến vú), bướu sợi tuyến, bướu nhú, bướu diệp thể… Tùy theo đánh giá của bác sĩ, người bệnh sẽ được xử trí thích hợp, có thể chỉ cần theo dõi định kỳ nhưng cũng có khi phải tiến hành sinh thiết hoặc cắt trọn khối u.
Có phải tất cả khối u đều cần sinh thiết?
Không, chỉ thực hiện sinh thiết những khối u có nghi ngờ.
Trong một số trường hợp, việc theo dõi khối u khi còn nguyên vẹn sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Do đó việc sinh thiết chỉ làm khi cần thiết, không nên lạm dụng. Việc đánh giá bao gồm thăm khám trực tiếp, siêu âm, X-quang tuyến vú (nhũ ảnh)...
Sinh thiết được thực hiện như thế nào?
Sinh thiết là lấy một phần khối u để xét nghiệm, từ đó biết được bản chất khối u là lành hay ác tính, phân loại khối u. Hiện tại có các cách sinh thiết như sau:
- Dùng kim nhỏ đâm vào và hút tế bào từ khối u.
- Dùng kim lớn hơn lấy một vài lõi mô từ khối u, có thể phối hợp với hút chân không (hút u vú chân không).
- Mổ lấy 1 phần hoặc toàn bộ khối u.
- Sinh thiết lỏng phát hiện các thành phần từ u như protein, DNA… trong máu, nước tiểu.
Tùy theo bệnh nhân, vị trí, tính chất khối u mà bác sĩ sẽ quyết định cách phù hợp nhất.
Sinh thiết một lần sẽ có kết quả chắc chắn?
Không phải.
Sinh thiết là tiêu chuẩn vàng trong xác định bản chất khối u. Tuy nhiên, một vài trường hợp phải sinh thiết nhiều lần, kết hợp những cách sinh thiết khác nhau. Ví dụ như:
- Khối u phức tạp, hiếm, phải làm thêm các xét nghiệm đặc biệt.
- Người bệnh có nhiều bệnh cùng lúc.
- Người bệnh có nhiều hơn 1 loại ung thư cùng lúc.
- Sinh thiết không đúng khối u.
- Sinh thiết vào phần hoại tử, áp-xe của khối u.
Thời gian trả kết quả sinh thiết trung bình là 5-7 ngày làm việc. Tuy nhiên, cũng có thể kéo dài 2-4 tuần với những ca khó, phức tạp, cần phải làm thêm các xét nghiệm đặc biệt.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe52 phút trướcNgày 26/11, BS Nguyễn Hoàng Duy, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng do bị ong đốt.
-
Sức khỏe1 giờ trướcĐậu đen là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn đậu đen.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNhiều người vẫn thường kết hợp táo đỏ, kỷ tử, long nhãn làm thức uống hàng ngày, vậy uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
-
Sức khỏe11 giờ trướcỚt chuông với nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống mùa đông sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và hỗ trợ tiêu hóa.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
-
Sức khỏe14 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng một số loại thực phẩm tưởng chừng vô hại lại có thể khiến huyết áp tăng vọt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.