- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn cần biết
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng số một trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.
Ung thư phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận. Ung thư phổi có hai loại chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 10%; Ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 90%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Theo thống kê, năm 2020, Việt Nam có thêm hơn 26.000 người mắc ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Theo thông tin từ Bệnh viện K (Hà Nội), ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi mà bạn không nên bỏ qua:
1. Ho nhiều
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, đây là dấu hiệu sớm của ung thư phổi có khả năng xuất hiện sớm nhất. Ho nhiều không rõ nguyên nhân, ho lâu ngày, dai dẳng, bạn nên chú ý đến thăm khám chuyên khoa để kiểm tra.
2. Khó thở
Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ.
3. Ho ra máu
Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu thấy ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ đặc biệt là gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
4. Đau ngực
Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do ung thư phổi sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.
Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác, do đó hãy nói với bác sĩ ngay khi bạn gặp phải vấn đề này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Và nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
5. Khàn giọng hoặc khò khè
Các vấn đề về hô hấp liên quan đến ung thư phổi không chỉ xuất hiện dưới dạng khó thở mà còn gây ra khàn giọng hoặc khò khè. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi liên tục nào trong hơi thở thì cần phải đến khám bác sĩ.
Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu.
Nếu các bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư phổi, bạn sẽ phải chụp phim X-quang ngực. Nếu trên X-quang có hình ảnh gợi ý ung thư phổi, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu: Chụp cắt lớp vi tính ngực, đây là phương pháp tạo lại các hình ảnh cơ quan bên trong lồng ngực để nhận định tổn thương
Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh nhỏ của khối u qua nội soi phế quản hoặc xuyên qua thành ngực, sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcĐây là 2 trường hợp bệnh nhi vừa được Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận điều trị.
-
Sức khỏe2 giờ trướcMỗi người Việt đang ăn trung bình 8,1g muối/ngày, dù thấp hơn trước đây nhưng vẫn cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn mặn là yếu tố nguy cơ của hàng loạt bệnh tật như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, ung thư dạ dày.
-
Sức khỏe3 giờ trướcUng thư lưỡi có những yếu tố nguy cơ quen thuộc như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống của bệnh nhân sau 2 năm chỉ khoảng 40%.
-
Sức khỏe3 giờ trướcĐây là một trong những nguyên liệu được người dân Vùng Xanh sống thọ ưa chuộng giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và rất quen thuộc với mọi người.
-
Sức khỏe6 giờ trướcSau khi ăn viên kẹo dẻo, bé M. 6 tuổi có biểu hiện hóc dị vật liền được người thân sơ cứu rồi chuyển đi bệnh viện nhưng không qua khỏi.
-
Sức khỏe6 giờ trướcDưới đây là những tác dụng chữa bệnh của rau răm rất ít người biết.
-
Sức khỏe7 giờ trướcKhông chỉ làm đẹp da, mượt tóc, tốt cho tiêu hóa, khỏe xương... loại quả này còn giúp cải thiện sinh lý nam giới, có lợi cho sinh sản.
-
Sức khỏe9 giờ trướcCô bé đặc biệt đam mê nghệ thuật và thích nhảy múa. Chính những sở thích hướng ngoại như vậy lại là yếu tố giúp cô bé phát triển chiều cao.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTheo một số nghiên cứu, người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng bình thường. Dưới đây là những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThậm chí, chuyên gia còn nhận định, nếu áp dụng thường xuyên đúng cách, chị em sẽ trẻ hơn chục tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCũng giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, sức khỏe của gan bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi thức dậy vào buổi sáng nếu chân có dấu hiệu này thì cần cảnh giác với bệnh tim mạch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLưu Diệc Phi rất chú trọng chăm sóc da từ bên trong bằng việc bổ sung collagen với những món quen thuộc.