- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 loại bệnh ung thư có khả năng di truyền, hãy đặc biệt cẩn trọng, nhất là phụ nữ sắp hoặc đang mang thai
Nhắc đến ung thư chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta đều cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loại bệnh chết chóc này có thể di truyền.
- Nam rapper Việt qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 27: Cảnh báo loại ung thư nguy hiểm ai cũng có thể mắc, dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với "bệnh vặt"
- Đi chợ mua bánh kẹo ngày Tết phải né ngay 7 món "siêu bẩn" này, vừa phí tiền lại hại sức khỏe, món thứ 3 còn thuộc danh sách gây ung thư của WHO
- Vụ cô gái ung thư thi Miss World Việt Nam: Ekip xin lỗi vì ghi nhầm danh hiệu, động thái "Hoa khôi real" gây chú ý
Bản thân ung thư là bất thường của tế bào do đột biến ở 1 hoặc nhiều bộ gen, dẫn đến hình thành các khối u ác tính nhanh chóng, di căn và khó kiểm soát. Các đột biến gây bệnh trên gen có thể gây ra nhiều loại ung thư và cũng có thể di truyền cho thế hệ sau, dẫn đến di truyền ung thư.
Có tới hơn 100 loại bệnh ung thư khác nhau, bao gồm rất nhiều bệnh có thể di truyền, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là 5 loại sau:
1. Ung thư vú
Ung thư vú được xem là căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm trong tốp đầu đối với phụ nữ dù ở lứa tuổi nào. Nếu bà, mẹ hoặc chị em gái của bạn bị ung thư vú, nguy cơ phát triển bệnh này ở bạn cao hơn người bình thường đến vài lần.
Nếu đang phải điều trị ung thư vú, tốt nhất bạn không nên mang thai. Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng bệnh này rất dễ tái phát và tỷ lệ di truyền cao. Nên chờ 5 năm sau khi điều trị bệnh để sinh con, lúc này sức khỏe của mẹ đã hoàn toàn ổn định và thuốc điều trị cũng đã hết tác dụng, không còn ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh phụ khoa cực nguy hiểm. Việc mắc ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng và ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là rất cao. Tốt nhất là bạn nên đi tầm soát sớm và khám bệnh định kỳ, nhất là khi có ý định sinh con.
May mắn là bệnh này có tỷ lệ mắc ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tương đối thấp. Trong khoảng 90% các trường hợp, ung thư buồng trứng ít xảy ra sau tuổi 40 và phần lớn các trường hợp khởi phát bệnh sau tuổi 60.
3. Ung thư đại trực tràng
Khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gen, với 2 hội chứng chính hay gặp. Thứ nhất là hội chứng Lync, tức ung thư đại trực tràng di truyền không phải đa polyp. Hội chứng này là nguyên nhân của 2 - 4% ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyết ở 1 gen MNH1 hoặc MSH2... Sự đột biến ở những gen khác cũng có thể gây hội chứng này.
Nhóm thứ 2 là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình. Nguyên nhân do đột biến gen APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gen APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến. Nó chiếm khoảng 1% ca ung thư đại trực tràng. Nên nếu có 1 người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh, cả nhà nên đến viện để tầm soát ung thư.
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Có khoảng 10% các trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc từ gia đình hay còn gọi là có tính chất di truyền. Có nghĩa là cứ 10 trường hợp thì có khoảng 1 trường hợp bị ảnh hưởng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Về nguyên lý, đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm: khiếm khuyết gen CDH1; Hội chứng Lynch (khiếm khuyết gen MLH1, MSH); đột biến gen BRCA1, BRCA2; Hội chứng Li – Fraumeni ( đột biến gen TP53); Hội chứng Peutz – Jeghers (đột biến gen STK11) hay Hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP).
5. Ung thư phổi
Mặc dù có tới khoảng 90% ca ung thư phổi trên thế giới là do khói thuốc nhưng gen di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền.
Nếu những thành viên thế hệ đầu như bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn bị ung thư phổi thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường. Còn nếu những thành viên thế hệ 2 như cô, dì, chú, bác, ông, bà mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường 30%.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư do di truyền, các chuyên gia nhắc nhở có 2 việc bắt buộc phải làm. Đó là thực hiện sàng lọc di truyền và sàng lọc sớm, tầm soát định kỳ. Ngoài ra, hãy xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Sức khỏe11 giờ trướcĐây là hai loại biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trên toàn thế giới.
-
Sức khỏe12 giờ trướcGan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể, có trách nhiệm lọc thải độc tố. Dưới đây là một số thói quen thường gặp tưởng chừng vô hại nhưng có thể là 'sát thủ' tàn phá gan của chính mình.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Imperial College London khiến họ cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một trong số những di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSau những tiết lộ này, cha mẹ nhất định phải xem lại những hành động của mình. Đôi khi chính bạn đang tiếp tay khiến con bị dậy thì sớm.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDa khô ngứa, có màu vàng hoặc sạm đen, mắt sưng húp là các triệu chứng của bệnh thận.
-
Sức khỏe20 giờ trướcQuạt điện là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nhưng không phải có thể dùng tùy tiện thế nào cũng được.
-
Loại quả giàu collagen mà phụ nữ tuổi 40 nên ăn nhiều, vừa khiến da hồng hào lại ổn định đường huyếtSức khỏe21 giờ trướcÍt ai biết đu đủ được đánh giá là loại quả giàu collagen bậc nhất, rất có lợi cho quá trình chăm sóc sắc đẹp phụ nữ.
-
Sức khỏe21 giờ trướcThời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xảy ra liên tiếp 2 vụ ngộ độc do ăn quả rừng có chứa độc tố tự nhiên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcThói quen tự mua, uống thuốc không có đơn của bác sĩ, uống thuốc không xem kỹ thành phần… đã khiến nhiều người dân gặp vấn đề về sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcUng thư trực tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa phổ biến ở nước. Bệnh ngày càng trẻ hoá thậm chí ghi nhận có trẻ mới 10 tuổi đã mắc bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSúp lơ có thể chống được 8 bệnh ung thư, bao gồm ung thư ruột, ung thư miệng, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư dạ dày và cuối cùng là ung thư thực quản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐa số trẻ bị bệnh viêm gan cấp thuộc độ tuổi nhỏ, chưa được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Do đó, không thấy có mối liên quan giữa vắc-xin Covid-19 với viêm gan cấp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThời điểm hiện tại, nhiều trẻ được báo cáo nhiễm virus Rota với biểu hiện rõ rệt nhất là nôn ói, tiêu chảy. Vậy nhóm trẻ nào dễ mắc căn bệnh này?
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể, có trách nhiệm lọc thải độc tố. Dưới đây là một số thói quen thường gặp tưởng chừng vô hại nhưng có thể là 'sát thủ' tàn phá gan của chính mình.