5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan "tấn công": Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn

Ung thư gan được xem là một trong những căn bệnh ung thư đáng sợ nhất bởi khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Đây là 5 nhóm người dễ mắc nhất mà bạn cần biết để phòng tránh.

Ung thư gan được xem là một trong những căn bệnh ung thư đáng sợ nhất bởi khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Đây là 5 nhóm người dễ mắc nhất mà bạn cần biết để phòng tránh.

5 nhóm người có nguy cơ bị mắc ung thư gan cao nhất

Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ mắc ung thư gan  ở Trung Quốc đứng đầu thế giới và số bệnh nhân ung thư gan mới và chết chiếm khoảng một nửa tổng số toàn cầu. Tương tự như vậy, tỉ lệ mắc ung thư gan ở người Việt cũng tương đối cao và không ngừng tăng nhanh. Việc phòng ngừa ung thư gan hiện được khuyên là nên thực hiện gấp rút và triệt để.

Vì có quá nhiều người nổi tiếng ở Trung Quốc bị tử vong vì ung thư gan nên việc phòng ngừa căn bệnh này ngày càng được người dân quan tâm, chú ý.

Theo bác sĩ Đinh Hương trên kênh Sức khỏe (TQ), ung thư gan là căn bệnh ung thư  rất khủng khiếp, đồng thời cảnh báo 5 nhóm người rất dễ bị bệnh này "tấn công" vì họ hội tụ những yếu tố có thể liên quan đến mầm ung thư gan, hãy xem để phòng ngừa càng sớm càng tốt.

5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan tấn công: Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn-1

1. Người đang bị viêm gan B

Tại Trung Quốc, có khoảng 90% bệnh nhân ung thư gan đã bị nhiễm vi rút viêm gan B trước đó.

Tại các quốc gia khác thì có sự khác biệt một chút. Ở các nước phương Tây, bệnh nhân ung thư gan bị nhiễm virus viêm gan C được xem là phổ biến hơn so với viêm gan B.

Do đó, thật nghiêm khắc mà nói rằng, những người đã bị nhiễm vi rút viêm gan nên thường xuyên tỉnh táo trong việc quan tâm tới sức khỏe, thăm khám định kỳ, cẩn thận để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, không để bệnh tiến triển xấu.

2. Người đang bị xơ gan

Bước tiếp theo trong diễn tiến của nhóm người bệnh xơ gan thường là ung thư gan, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã được các bác sĩ phát hiện xơ gan. Cần phải điều trị tích cực và hiệu quả hơn.

5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan tấn công: Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn-2

3. Người có tiền sử gia đình bị ung thư gan

Ở đây có một điểm cần phải làm rõ, đó chính là ung thư gan không phải là một "căn bệnh di truyền" mà mọi người đang tưởng tượng.

Bệnh di truyền đề cập đến các bệnh gây ra bởi đột biến gen hoặc quang sai nhiễm sắc thể. Nói một cách đơn giản, cha mẹ có bệnh rồi truyền sang cho con cái, chủ yếu là bẩm sinh.

Nhưng bản chất di truyền của ung thư gan được gọi là "tập hợp gia đình". Ví dụ phổ biến nhất là người mẹ bị viêm gan B "truyền" virus viêm gan B cho con khi có con.

Nhưng đừng quá lo lắng, ngay cả khi người mẹ là người mang virus viêm gan B, miễn là đứa trẻ được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B kịp thời, thì đứa trẻ đó có thể được kiểm soát tốt.

4. Nhóm người sau 40 tuổi cần cẩn thận

Tỷ lệ mắc ung thư gan cao dần lên theo tuổi tác, đặc biệt là nhóm người ở tuổi 40. Cụ thể là nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới được ghi nhận là cao hơn so với phụ nữ.

5. Nhóm người nghiện rượu

Nhiều người biết rằng những người uống rượu trong một thời gian dài dễ bị bệnh "gan do rượu". Trên cơ sở đó, họ có nguy cơ phát triển bệnh xơ gan và hình thành ung thư gan.

Điều đáng sợ hơn nữa là, đa số những người bị ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn tốn kém mà hiệu quả không cao như kỳ vọng.

Ung thư gan sớm thường không có các triệu chứng rõ ràng. Điều này bắt đầu với các đặc điểm của gan. Một lá gan khỏe mạnh thường chỉ cần khoảng ¼ lá gan hoạt động đúng là bạn đã cảm thấy bình thường, không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào để nhận biết nếu bị ung thư giai đoạn đầu.

Nhiều bệnh nhân, cho đến khi khối u quá lớn, trướng lên ở phần bụng mới nhận biết được ngay cả tại thời điểm này, chức năng gan của bệnh nhân có thể vẫn hoạt động bình thường.

Ung thư gan là rất khủng khiếp, vì vậy chúng ta cần phải đặc biệt coi là việc quan trọng để ngăn chặn nó.

5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan tấn công: Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn-3

Hãy nhớ 3 thói quen tốt để bảo vệ gan

Lối sống và các thói quen xấu cũng là một yếu tố chủ yếu liên quan lớn đến việc kích hoạt các tế bào ung thư gan phát triển, vì vậy mọi người vẫn phải bắt đầu lại từ đầu:

1. Bỏ thói quen làm tổn thương gan – Uống rượu

Có nhiều người nếu không uống một ngày, sẽ cảm thấy không thoải mái. Bạn cần biết rằng, khi miệng thoải mái thì gan lại không thể chịu đựng được.

Nói một cách dễ hiểu thì bạn nên tập cho mình thói quen không hút thuốc, ít uống rượu (tốt nhất là không uống), chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn chính là giải pháp phòng ngừa ung thư không thể thiếu.

2. Không ăn thức ăn bị mốc

Lạc, ngô, gạo được bảo quản không đúng cách sẽ bị ô nhiễm bởi nấm mốc và chất gây ung thư Aflatoxin. Đây là nguyên nhân có thể liên quan đến ung thư gan. Hãy cẩn thận.

5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan tấn công: Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn-4

3. Khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc ung thư hợp lý

Ung thư gan quá nguy hiểm, vì vậy, khám sức khỏe định kỳ chính là cách tốt nhất để kiểm tra sức khỏa và điều trị sớm.

Đặc biệt đối với 5 nhóm người có nguy cơ cao được liệt kê ở trên thì cần phải kiểm tra thể chất thật tốt, phát hiện sớm và điều trị sớm nếu có vấn đề.

Nếu bạn có thể phát hiện và điều trị ung thư gan ở giai đoạn đầu, hiệu quả sẽ rất tốt.

5 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan tấn công: Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn-5

Cụ thể, bạn nên làm điều này:

Nếu bạn thuộc 3 nhóm người đầu tiên (viêm gan B, xơ gan, có người nhà là bệnh nhân ung thư gan): Nên xét nghiệm siêu âm B bụng + alpha-fetoprotein huyết thanh (AFP) mỗi 6 tháng;

Nếu bạn thuộc 2 nhóm người sau (hơn 40 tuổi, thích uống rượu): Nên đi khám sức khỏe mỗi năm một lần và nếu phát hiện thấy sự bất thường thì phải kiểm tra sức khỏe chuyên sâu.

Tất nhiên, trong khi chú ý đến sức khỏe của bản thân bạn, bạn cũng nên chú ý đến tình trạng thể chất của các thành viên trong gia đình mình. Nhắc nhở họ thực hiện các kiểm tra cần thiết, sống lành mạnh và tránh xa ung thư gan.

Bài viết này đã được xem xét và thẩm định một cách khoa học thông qua Tiến sĩ Đinh Siêu, Bệnh viện Ung thư Chiết Giang (TQ).

 

Theo Trí thức trẻ


ung thư gan

ung thư

bệnh ung thư

bệnh gan

xơ gan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.