- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ
Nghệ có cả đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng dùng nhiều nghệ có gây hại gì không?
Nghệ là một loại gia vị châu Á có nguồn gốc từ cây nghệ Curcuma longa , một phần của họ gừng Zingiberaceae , chứa curcumin, một sắc tố tự nhiên tạo nên màu vàng cho nghệ.
Cả nghệ và curcumin đều được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm xương khớp (OA), dị ứng theo mùa và nhiễm trùng đường hô hấp (phổi). Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có thể giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe như trầm cảm, tăng lipid máu (mỡ trong máu cao) và bệnh Alzheimer.
Có thể dùng nghệ như một loại gia vị hoặc trà và dùng như một chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến việc bổ sung nghệ, bao gồm rối loạn tiêu hóa (GI), làm loãng máu và bệnh gan.
1. Rối loạn tiêu hóa khi dùng quá nhiều nghệ
Tác dụng phụ phổ biến nhất do nghệ gây ra liên quan đến rối loạn dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, đặc biệt phổ biến khi dùng liều nghệ cao hơn. Nguyên nhân do đường tiêu hóa hấp thụ nghệ kém, biểu hiện với các triệu chứng:
Chướng bụng.
Táo bón.
Khó tiêu .
Tiêu chảy.
Đầy hơi (khí).
Buồn nôn hoặc nôn.
Trào ngược axit (khi axit dạ dày chảy vào cổ họng hoặc ngực) hoặc ợ nóng.
Phân vàng.
Dùng nghệ cùng với thức ăn có thể giúp hạn chế số lượng tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa.
2. Phát ban da
Các sản phẩm bôi ngoài da (bôi trực tiếp lên da) có chứa nghệ hoặc curcumin đã được chứng minh là có thể gây phát ban da trong một số trường hợp, thậm chí bị phát ban sau khi thoa nghệ lên da hoặc da đầu.
Trường hợp bị phát ban sau khi sử dụng sản phẩm nghệ, hãy ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và đi khám, hoặc trao đổi với bác sĩ.
3. Tăng nguy cơ chảy máu
Nghệ có đặc tính làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông . Những người mắc chứng rối loạn chảy máu (bệnh máu khó đông), nên thận trọng khi sử dụng nghệ và thực phẩm bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống hoặc cân nhắc tránh sử dụng chúng.
Những người dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), aspirin, clopidogrel (Plavix) và bạch quả … nên tránh dùng nghệ.
Tác dụng phụ chảy máu có thể bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (chảy máu mũi, chảy máu nướu răng) và có máu trong phân hoặc nước tiểu. Đối với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến máu, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung nghệ.
4. Giảm lượng đường trong máu
Nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người có tiền sử đái tháo đường type 2. Tác dụng này của nghệ có thể hữu ích với một số người, nhưng lại nguy hiểm với những người đang phải kiểm soát đường máu hoặc những người đang dùng thuốc có tác dụng hạ đường huyết.
Đối với những người đang dùng thuốc để kiểm soát đường huyết như insulin, thuốc trị đái tháo đường… tác dụng hạ đường huyết của nghệ có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm nhịp tim nhanh, bồn chồn, đau đầu và thay đổi trạng thái tinh thần.
5. Tổn thương gan khi dùng quá nhiều nghệ
Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được báo cáo đối với nghệ là tổn thương gan. Trong các nghiên cứu cho thấy, tổn thương gan có thể xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250 -1.800 mg mỗi ngày.
Ví dụ về tổn thương gan bao gồm viêm gan, ứ mật và tổn thương tế bào gan. Các triệu chứng phổ biến của tổn thương gan bao gồm vàng da (màu vàng ở lòng trắng mắt và da), đau bụng, buồn nôn và nước tiểu sẫm màu.
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy ngừng dùng nghệ và đi khám ngay lập tức. Việc ngừng dùng thực phẩm bổ sung nghệ sẽ giúp giải quyết bất kỳ tổn thương gan nào gây ra. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị bổ sung.
Dùng bao nhiêu nghệ là quá nhiều?
Nghệ với liều lượng lên đến 3g mỗi ngày đã được nghiên cứu và được coi là an toàn trong tối đa ba tháng. Các sản phẩm có tới 8g curcumin được coi là an toàn để sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tháng.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghệ được coi là an toàn ở liều lượng từ 4.000 - 8.000 mg mỗi ngày. Điều này bao gồm lượng gia vị nghệ được thêm vào thực phẩm cũng như các chất bổ sung nghệ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng nghệ hiệu quả và an toàn nhất.
Người ta vẫn chưa biết liệu nghệ có an toàn cho người đang mang thai hoặc cho con bú hay không. Tốt nhất là tránh dùng dạng thực phẩm bổ sung nghệ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrong cơn say sau cuộc nhậu, nam thanh niên đưa “cậu nhỏ” của mình vào vòng bị bạc đạn kim loại để tìm cảm giác lạ khiến dương vật bị kẹt trong vòng bạc đạn, nạn nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCá là loại thực phẩm ngon, bổ được nhiều người yêu thích, nhưng có một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì chứa thuỷ ngân gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNgoài chạy bộ thì đạp xe đạp hàng ngày cũng là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, dưới đây là tác dụng của việc đạp xe đạp hàng ngày.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMột người đàn ông ở Hà Nội đã phải đối mặt với cú sốc lớn khi phát hiện mình mắc cùng lúc hai bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Sức khỏe13 giờ trướcĐi bộ để giảm cân là hoạt động được nhiều người lựa chọn, vậy nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm cân?
-
Sức khỏe13 giờ trướcCó nhiều gia vị quen thuộc luôn được các đầu bếp nêm nếm vào thức ăn như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSữa nghệ, còn được gọi là “sữa vàng”. Đồ uống này là sự kết hợp sữa với bột nghệ và các loại gia vị khác như hạt tiêu đen và gừng. Sữa nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe, là lựa chọn hữu ích cho ai mong muốn cải thiện sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe16 giờ trướcViệc hít thở đúng cách khi sẽ làm tăng hiệu suất của việc chạy bộ nhưng đôi khi chúng ta có thể thở quá nhanh, nín thở trong thời gian dài hoặc thở hổn hển.
-
Sức khỏe17 giờ trướcMùa thu là mùa của rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta không nên bỏ qua.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDù đã cuối mùa mưa nhưng số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM liên tục tăng trong 1-2 tuần qua, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc, phải truyền chế phẩm máu, hỗ trợ hô hấp.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐi bộ là hoạt động thể dục thể thao được nhiều người yêu thích, nhưng những người mắc bệnh này không nên đi bộ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCủ sen, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, giòn ngọt mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, củ sen được xem là “nhân sâm nước" cho sức khỏe vàng.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGiao mùa là thời điểm cơ thể dễ bị suy yếu và mắc bệnh do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcTrong Đông y hoa bí ngô không chỉ là thực phẩm ngon miệng giàu dinh dưỡng mà còn tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.