- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 sai lầm khi sử dụng dầu ăn hại sức khỏe, điều số 5 ai cũng từng làm một lần
Tuy là một nguyên liệu quen thuộc nhưng để bảo vệ sức khỏe của thành viên trong gia đình, các bà nội trợ cần phải chú ý sáu sai lầm khi sử dụng dầu ăn dưới đây:
Tuy là một nguyên liệu quen thuộc nhưng để bảo vệ sức khỏe của thành viên trong gia đình, các bà nội trợ cần phải chú ý sáu sai lầm khi sử dụng dầu ăn dưới đây:
1. Trao niềm tin tuyệt đối cho nhà sản xuất
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các loại dầu thực vật không hề chứa cholesterol mà chứng chỉ lại rơi vào những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nếu trên bao bì có ghi dòng chữ “hoàn toàn không chứa cholesterol” thì chớ vội tin, vì đây chỉ là một chiêu trò quảng cáo sản phẩm của nhà sản xuất mà thôi.
2. Nhầm lẫn khi sử dụng quá nhiều nhãn hàng dầu ăn
Đa số các bà mẹ đều có thói quen “đa dạng hóa” dầu ăn bằng cách thay đổi nhiều nhãn hàng khác nhau. Tuy nhiên, dù tên sản phẩm khác nhau nhưng đều chứa cùng các thành phần acid béo như nhau. Trên thực tế, tất cả loại dầu ăn dù được làm từ đậu nành, đậu phộng hay bất kỳ loại đậu nào khác đều tương đối giống nhau về thành phần cấu tạo.
Do đó, nếu muốn thay đổi dầu ăn các mẹ nên chú ý chọn mua những loại dầu có thành phần acid béo khác nhau để tránh trùng lặp.
3. Dầu có màu sắc nhạt, trong là sản phẩm chất lượng
Đa số các bà nội trợ khi mua sắm, đều cho rằng dầu càng đậm càng hôi càng kém chất lượng nhưng thực chất màu sắc của sản phẩm được quyết đinh bởi nhiều yêu tố, có thể là do công thức chế biến, mức độ tinh luyện hay nguyên liệu sản xuất. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện có màu càng nhạt và trong nhưng theo đó nhiều thành phần dinh dưỡng nguyên thủy cũng bị lấy đi.
Do đó, việc đánh giá chất lượng của dầu khi chỉ nhìn vào màu sắc là chủ quan và không có cơ sở.
4. Sử dụng một loại dầu duy nhất
Tuy có thành phần giống nhau nhưng thực tế mỗi nhà sản xuất lại cho ra dầu ăn có giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Do đó, đối với những món chiên hay rán, các bà nội trợ nên chọn những loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa hay các loại mỡ như: bò, lợn,...
Hiển nhiên, đối với những món xào đơn giản, chỉ cần những loại dầu có khả năng chịu nhiệt nhẹ hơn như dầu làm từ đậu phộng, cám gạo, ô liu hay đậu nành. Và còn các món trộn hay nấu, khử hành,... các bà nội trợ chỉ cần một loại dầu có độ chịu nhiệt kém như dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất,...
5. Tiếc dầu thừa nên không bỏ đi
Đa số bà nội trợ đều rất tiếc khi phải bỏ dầu thừa đi nhưng lại không biết đây là cách tiết kiệm gây hại cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, khi được chế biến và tiếp xúc với nhiệt độ cao dầu ăn sản sinh ra một hóa chất có tên là transfat - một chất có thể gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Do đó, nếu muốn sử dụng lại dầu thừa, tốt nhất các bà nội trợ chỉ nên tận dầu đã qua chế biến lần đầu cho các món salad trộn hoặc để ướp cá thịt. Bạn cần tránh để dầu thừa tiếp xúc với nhiệt độ cao lần nữa.
6. Có phải dầu ôliu chỉ dùng để xào nấu
Khi nhắc đến dầu ôliu chị em thường sẽ nghĩ ngay đến làm đẹp, vì đây là loại dầu chưa qua quá trình tinh luyện hoàn toàn, chỉ thuần được chắt lọc từ nước ép của quả ôliu nên mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giàu chất kháng khuẩn và hiệu quả chống ôxy hóa cao. Cũng vì vậy, chị em không nên dùng dầu ôliu trong xào nấu vì dễ làm mất đi hàm lượng phenol. Do đó, để bảo toàn được lượng phenol có trong dầu ôliu chị em có thể kết hợp nó với các món salad và rau trộn sẽ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.
Theo PL TPHCM
- Sức khỏe2 giờ trướcCách đây nhiều năm, trong talkshow "Lần đầu tôi kể", danh hài Hoài Linh lần đầu tiết lộ những vấn đề về sức khoẻ đang gặp phải.
- Sức khỏe6 giờ trướcTheo thông tin từ BV Nhi Trung ương, mới đây, bệnh viện đã tiến hành thụt tháo phân và phẫu thuật cắt 27cm đại tràng cho bé trai 2 tuổi có triệu chứng táo bón lâu ngày.
- Sức khỏe11 giờ trướcNgủ đến nửa đêm thấy miệng khô, hơi đắng, nhiều người cho rằng đó là triệu chứng thiếu nước do uống ít nước. Tuy nhiên, cần cảnh giác đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcSáng 19/4 Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh từ Nhật Bản đã cách ly ngay tại Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 2.785 bệnh nhân. Đến nay, đã có gần 80.000 người tiêm chủng vắc xin COVID-19, nhiều địa phương đang triển khai tiêm đợt 2
- Sức khỏe1 ngày trước0 giờ, người đàn ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị đâm thủng tim, máu phun thành vòi và ngưng tim 3 lần trước lúc vào viện.
- Sức khỏe1 ngày trước"Điểm chết" mà chúng ta đang nói đến là "xoang động mạch cảnh" - một huyệt đạo rất nhạy cảm ở cổ.
- Sức khỏe1 ngày trướcCà chua là một loại quả quen thuộc, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách loại quả này có thể gây độc, nguy hại cho sức khỏe của bạn.
- Sức khỏe1 ngày trướcTình trạng nghẹt tai khá phổ biến, có thể là do ù tai, ngồi máy bay, tiếng ồn… sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên tình trạng nghẹt tai trong thời gian dài cảnh báo bệnh nguy hiểm.