- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy
Nhiều trẻ ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy vì không tăng cân. Đó là một điều bất thường, cha mẹ cần quan sát để sớm tìm ra nguyên nhân.
Nhiều trẻ ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy vì không tăng cân. Đó là một điều bất thường, cha mẹ cần quan sát để sớm tìm ra nguyên nhân.
Nhiều cha mẹ thường than phiền con vẫn ăn tốt nhưng cân nặng không cải thiện. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) chia sẻ những vấn đề khiến con chậm tăng cân:
Nhiều nhưng không đủ
Trẻ một tuổi mỗi bữa cần ăn một bát cháo đầy, 4 bữa/ngày và 500 ml sữa. Nếu bé chỉ ăn 2/3 bát, 2-3 bữa/ngày là không đủ nhu cầu.
Nhiều lượng nhưng ít chất, đơn điệu
Phần lớn chúng ta ăn theo sở thích, ngon miệng và không tính toán xem lượng thực phẩm mình ăn vào có đủ dinh dưỡng hay không. Theo khuyến cáo, mỗi ngày, trẻ nên ăn 15 loại thực phẩm khác nhau để đủ chất. Chẳng hạn, một bát cháo phải đủ 30-40 g thịt/cá/tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ, chất xơ,... Thiếu dầu mỡ là một trong lý do khiến bé không tăng cân.
Chăm sóc sai cách có thể gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ảnh: Dircha.
Thừa và thiếu vitamin
Để các bé phát triển toàn diện, mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện của con, phát hiện kịp thời những thiếu hụt và bổ sung vitamin cần thiết.
Bé thiếu vitamin C thường kêu đau, mỏi toàn thân, đồng thời dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ.
Khi bé bị thiếu vitamin A, mẹ có thể thấy bé sợ ánh sáng, ít nước mắt đồng thời da thô ráp, bong vảy, sần sùi.
Nếu bé không tăng cân, nước tiểu ít và hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), có thể bé đang thiếu vitamin B1.
Biểu hiện ở bé bị thiếu vitamin B12 là sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
Nhiều nhưng dư thừa
Ép bé ăn vượt quá khả năng tiêu hóa cũng là một sai lầm. Trẻ 6 tháng chỉ ăn tối đa nửa bát bột (100 ml). Nếu ăn nhiều, bé sẽ không tiêu hóa hết, thức ăn thừa gây chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân. Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể gây táo bón. Chất đạm chỉ cần cung cấp 14% trong khẩu phần ăn là đủ.
Nhiều nhưng không phù hợp
Thể trạng, sự hấp thu, tiêu hóa thức ăn ở mỗi trẻ khác nhau nên có thể cùng một lượng thức ăn nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và sự phát triển tốt nhất.
Bé có bệnh
Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn. Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên,… cũng là những nguyên nhân chậm lớn.
Những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng khó lên cân. Ngoài ra, một số trường hợp có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động, chạy nhảy nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.
Bé bị nhiễm giun sán
Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến việc ăn nhiều nhưng chậm lớn. Bởi bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
Theo Zing
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe7 giờ trướcBản tin 18h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang, Bình Dương và Tây Ninh. Đây là những ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe10 giờ trướcNam sinh ở Chí Linh dương tính SARS-CoV-2 sau 8 lần xét nghiệm
- Sức khỏe10 giờ trướcCác y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa phẫu thuật, cấp cứu thành công một bé trai hơn 4 tuổi bị chó nhà cắn gây tổn thương nặng vùng đầu, có vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái.
- Sức khỏe11 giờ trướcBé gái mới 8 tuổi ở Đà Lạt đã mắc căn bệnh sa niêm mạc niệu đạo có thể gây hoại tử, nhiễm trùng cũng như sang chấn tâm lý cho bệnh nhi.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe12 giờ trướcDự kiến ngày 8/3, những liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe14 giờ trướcTheo Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trường hợp BN1823 đang chạy ECMO ở BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, hiện là ngày thứ 20, vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.
- Sức khỏe15 giờ trướcKhi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe16 giờ trước2 điều dưỡng Bệnh viện Giao thông Vận tải đã có kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính với SARS-CoV-2, người còn lại hiện vẫn dương tính.
- Sức khỏe19 giờ trướcNếu cơ thể có những biểu hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng thì khả năng cao là bệnh tật đã tìm đến cửa nhà bạn.