9 dấu hiệu cảnh báo và 3 bước thải độc gan ai cũng phải biết để bảo vệ cả gan và tim

Chúng ta cần thải độc gan vì nó là bộ phận đảm nhiệm vai trò kép vừa thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa vừa thải độc cho cơ thể.

Chúng ta cần thải độc gan vì nó là bộ phận đảm nhiệm vai trò kép vừa thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa vừa thải độc cho cơ thể.

Ngày nay, ngày càng nhiều người bị bệnh về gan. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do gan hoạt động quá tải dẫn đến giảm hiệu quả, khả năng thải lọc kém đi. Các chất dư thừa, chất thải, độc tố tích tụ trong gan nhiều hơn cũng là nguyên do gan hoạt động kém. Khi đó có thể gây tổn hại cho tim và hệ thống miễn dịch và dẫn đến lão hóa nhanh chóng.

Để gan khỏe mạnh, việc vô cùng quan trọng mà ai cũng cần làm được là nhận ra những dấu hiệu gan cần được thải độc và thải độc gan đúng cách.

Cơ chế hoạt động của gan

9 dấu hiệu cảnh báo gan cần được thải độc

Gan còn giúp hỗ trợ nhiều công việc khác nhau nên nó cần được khỏe mạnh, không bị chứa nhiều độc tố thì mới hoạt động tốt. Khi gan bị tích đầy chất độc, nó sẽ phát ra những tín hiệu như:

- Đầy bụng, đầy hơi.

- Đau hoặc khó chịu trong gan (bên phải vùng bụng trên dưới lồng xương sườn).

- Mỡ bụng nhiều quá mức.

- Khó tiêu hóa sau khi ăn đồ ăn giàu chất béo.

- Trào ngược axit, ợ nóng.

- Xuất hiện đốm đen trên da thường được gọi đốm gan.

- Thân nhiệt cao và ra mồ hôi quá mức.

- Nổi mụn trứng cá/trứng cá đỏ hoặc ngứa, đầy vết loang lổ trên da.

- Tăng cân không giải thích được và không có khả năng giảm cân ngay cả khi đã giảm lượng calo tiêu thụ.

9 dấu hiệu cảnh báo và 3 bước thải độc gan ai cũng phải biết để bảo vệ cả gan và tim - Ảnh 2.

Các dấu hiệu khác cũng mang tính cảnh báo không kém bao gồm: Huyết áp cao; mệt mỏi; cholesterol và triglycerides; thay đổi tâm trạng và trầm cảm; mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay ngáy và xuất hiện cục u vàng quanh mắt...

Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và có lối sống bạn để chữa lành tổn thương ở gan.

Tại sao gan lại dễ bị tắc nghẽn và chứa nhiều chất béo?

Chúng ta được biết uống rượu là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, ngay cả những người không tiêu thụ rượu cũng vẫn có thể có bệnh gan nhiễm mỡ không cồn. Đó là do họ có chế độ ăn uống chưa lành mạnh. Những người có chế độ ăn carbohydrate cao và tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều đường... sẽ có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn.

9 dấu hiệu cảnh báo và 3 bước thải độc gan ai cũng phải biết để bảo vệ cả gan và tim - Ảnh 3.

Một nhóm nguyên nhân khác làm cho lượng chất độc thải tích tụ trong gan nhiều hơn là do chúng ta đang tiếp xúc hàng ngày với nồng độ chất độc tố (ví dụ: Hóa chất, thuốc trừ sâu, chất gây ô nhiễm nước, chất bảo quản thực phẩm, kim loại nặng và các bức xạ điện từ...). Những độc tố trú ở ruột, gan, thận, hệ bạch huyết và các mô đặc biệt là chất béo. Chúng ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng, carbohydrate và protein một cách bình thường, làm giảm sự hấp thu oxy của cơ thể và tạo ra môi trường axit, nhiễm khuẩn, trạng thái năng lượng thấp, dễ bị bệnh.

Khi gan của chúng ta quá bận rộn làm việc để lọc ra tất cả các độc tố ra khỏi gan thì nó còn lại rất ít năng lượng để lọc máu, thuốc, kích thích tố... Do đó nhiều người thấy việc giảm cân khó khăn hơn.

3 bước để bắt đầu làm sạch gan mà ai cũng có thể làm được

Để làm sạch gan, bạn hãy lưu ý các bước sau đây:

9 dấu hiệu cảnh báo và 3 bước thải độc gan ai cũng phải biết để bảo vệ cả gan và tim - Ảnh 4.

1. Giảm tiếp xúc với chất độc

Giảm tiếp xúc với các chất độc có trong một số loại thực phẩm, đồ uống và vật dụng như:

- Thuốc lá

- Rượu

- Chất bảo quản

- Xăng

- Sơn, keo

- Các chất tẩy rửa

- Sơn móng tay và nước hoa

- Thuốc nhuộm

- Thuốc trừ sâu

- Phân bón

2. Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách loại bỏ những loại thực phẩm đặc biệt có hại cho gan

- Loại bỏ các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản và đường.

- Nên ăn các thực phẩm hữu cơ, ăn thức ăn đã nấu chín.

- Không sử dụng lò vi sóng để chế biến thức ăn vì nó có thể phá hủy tất cả các chất lành mạnh của thực phẩm.

3. Bổ sung thực phẩm có tác dụng hỗ trợ, sửa chữa các tổn thương gan và các cơ quan khác

- Ăn nhiều các loại trái cây, rau lá màu xanh, đặc biệt là rau sẫm màu và những màu sắc rực rỡ... vì chúng chứa các enzyme, vitamin C, chất kháng sinh tự nhiên và chất chống ung thư...

- Ăn những thực phẩm lên men tự nhiên và các loại thực phẩm giàu probiotic (sữa chua).


Theo Trí Thức Trẻ

Thải độc gan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.