Ăn cua đồng sai cách: Có thể rối loạn thần kinh, tổn thương gan

Là món ăn giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách thì cua đồng không những không bổ dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe.

Là món ăn giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách thì cua đồng không những không bổ dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe.

Rủi ro khi ăn cua đồng

Nguy cơ từ nguồn nước ô nhiễm: Nguy cơ này khá cao nếu cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp bởi đây là khu vực thường tích tụ thuốc trừ sâu. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

an-cua-dong-sai-cach_24164340

Nguy cơ khi ăn cua đồng chưa nấu chín ký: Theo khuyến cáo của Cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan.

Nguy cơ khi ăn phải cua chết: Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.

Ăn cua đồng và uống nước trà: Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.

Ăn cua đồng và quả hồng: Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Chế biến cua đồng đúng cách

– Khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ. Nên mua cua về tự làm.

– Sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.

Theo Sức khỏe đời sống


Cua đồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.