Ăn thứ quả đang vào mùa lúc đói, bé trai ổ bụng phình to, tắc ruột

Bé trai ổ bụng phình to được bác sĩ kết luận bị tắc ruột vì ăn thứ quả đang vào mùa lúc đói.

Bé trai ổ bụng phình to được bác sĩ kết luận bị tắc ruột vì ăn thứ quả đang vào mùa lúc đói.

Tắc ruột vì ăn hồng lúc đói

Bé HaoHao ở Trung Quốc phải nhập viện gấp trong tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn, không thể đi ngoài. Mẹ của HaoHao – cô Jiang cho biết, cậu bé đã không đi vệ sinh 4 ngày sau khi ăn liên tiếp 2 quả hồng lúc đói.

Người mẹ kể lại, khi thấy tình trạng của con không mấy cải thiện sợ kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nên cô đã đưa bé tới bệnh viện địa phương kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ HaoHao bị tắc nghẽn đường ruột và yêu cầu chuyển lên Bệnh viện Nhi Hồ Nam điều trị.

Trẻ bị tắc ruột vì ăn hồng lúc đói. (Ảnh minh họa)

Kết quả khám bệnh cho thấy ổ bụng phình to do tích tụ dịch, đường ruột tích tụ khí dẫn tới triệu chứng chướng bụng. Bác sĩ tại bệnh viện Nhi Hồ Nam kết luận em bị tắc ruột cần phẫu thuật gấp.

Tuy nhiên, không chỉ trẻ nhỏ gặp tình trạng ngộ độc, tắc ruột khi ăn hồng lúc đói mà ngay cả người lớn với hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng có nguy cơ tương tự.

Đó là trường hợp của ông Nhạc Thanh (gần 80 tuổi) ở Trung Quốc - một người rất thích ăn hồng nhưng chính sở thích này khiến ông gặp nạn vào cuối năm 2015.

Hôm xảy ra sự việc, ông Thanh có mua 2kg hồng và ăn hết trong vòng 2 ngày. Tuy nhiên, ông lại có thói quen ăn hồng vào buổi sáng khi bụng đang đói. Vài ngày sau, ông Thanh bắt đầu có dấu hiệu chướng bụng, đau theo cơn, buồn nôn và khó đi ngoài.

Ông được con đưa tới bệnh viện kiểm tra, tại đây các bác sĩ chẩn đoán ông bị tắc ruột cấp phải phẫu thuật gấp. Họ nói rằng người già hệ tiêu hóa vô cùng nhạy cảm, ăn hồng trong lúc đói khiến dạ dày bị tích tụ nhiều độc tố hình thành sỏi. Sau ca phẫu thuật, bác sĩ đã loại bỏ được viên sỏi kích thước gần bằng quả trứng từ dạ dày của ông Thanh.

Sai lầm chết người khi ăn hồng lúc đói

Hồng là một trong số loại trái cây ưa thích của nhiều người bởi vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, loại quả này chứa khá nhiều tanin và pectin. Ăn hồng lúc đói khiến chất này kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày.

Khối kết tụ khó hòa tan trong dạ dày không thể xuống được ruột non sẽ hình thành sỏi. Trong trường hợp không đào thải ra khỏi cơ thể sẽ gây tắc nghẽn đường ruột với triệu chứng như đau quặn bụng, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Ăn hồng khi đói sẽ gây áp lực cho dạ dày, ảnh hưởng sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn hồng lúc đói. Trường hợp nặng có thể gây lở loét, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Từ câu chuyện xảy ra với bé Haohao ở trên, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ biết để tránh việc cho trẻ ăn hồng lúc đói. Nhất là khi mùa hồng đang vào vụ, tháng 8-11. Ngoài quả hồng, có một số loại thực phẩm trẻ nhỏ cũng không nên ăn lúc đói như:

1. Khoai lang

Thành phần của khoai lang có chứa nhiều chất kích thích men tiêu hóa của dạ dày gây đầy bụng, khó chịu và ợ chua…

2. Cam

Cam chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit trái cây, axit behenic, acid citric,... ăn chay, sẽ làm tăng axit dạ dày, gây kích thích niêm mạc dạ dày, do đó dạ dày đầy, nghẹt thở và nước chua.

3. Cà chua

Cũng giống như quả hồng, cà chua chứa nhiều pectin và các axit tannic. Khi vào dạ dày, các chất này sẽ phản ứng với axit dạ dày tạo thành khối khó hòa tan và hình thành sỏi.

4. Sữa đậu nành

Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành năng lượng nhiệt, kết tủa dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nếu uống sữa lúc đói sẽ thấy bụng căng chướng, khó chịu.

Theo Khám phá


ngộ độc

tắc ruột

đau dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.