- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ dặn nhớ kỹ những điều này nếu không muốn cả nhà ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm là nhóm vi sinh vật gây bệnh Salmonella.
Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm Ngô Xuân Dũng: Salmonella là trực khuẩn gram âm, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện, không có nha bào, dễ xuất hiện ở các môi trường thông thường. Vi khuẩn này thường sống trong ruột của động vật và con người, và có thể lây lan sang người qua thực phẩm bị ô nhiễm.
Những nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thịt, trứng, sữa… dễ bị nhiễm Salmonella.
Salmonella nhạy cảm với nhiệt độ, thời gian đun nấu để có thể phá hủy được vi khuẩn ở 60℃ trong vòng 45 phút, 70℃ trong 2 phút và 85℃ trong 1 giây. Thói quen của người tiêu dùng là nếu thực phẩm ngày hôm trước ăn không hết, thì để tủ lạnh đến ngày hôm sau ăn tiếp, đó chính là nguyên nhân dễ khiến cho người ăn bị nhiễm salmonella do quá trình bảo quản không đúng cách.
“Những nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thịt, trứng, sữa… dễ bị nhiễm Salmonella. Với gia cầm bị bệnh, Salmonella có thể tồn tại ở buồng trứng nên ngay sau khi gia cầm đẻ trứng đã nhiễm vi sinh vật. Thực phẩm nguội hoặc thực phẩm chế biến trước khi ăn quá lâu, khi ăn không đun lại cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm do Salmonella” - Ths.Ngô Xuân Dũng cho biết.
Một số loại gia cầm khi đẻ trứng tại các nơi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, vi khuẩn Salmonella có thể có ở vỏ trứng.
Trứng và sữa là nguyên liệu được sử dụng nhiều để làm các đồ ăn, uống, nhân bánh ngọt… Đồ ăn này nếu chế biến ở nhiệt độ chưa đủ để tiêu diệt vi khuẩn thì cũng dễ bị nhiễm bệnh.
Rau quả tươi, đặc biệt là rau lá xanh, có thể bị nhiễm Salmonella do tiếp xúc với phân động vật hoặc nước tưới bị ô nhiễm. Cà chua, dưa chuột, ớt chuông cũng có thể chứa Salmonella nếu không được rửa kỹ trước khi ăn.
Một số loại gia cầm khi đẻ trứng tại các nơi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, vi khuẩn Salmonella có thể có ở vỏ trứng.
Cơ chế tác động của Salmonella là sau khi lây nhiễm trong sản phẩm thực phẩm, vi sinh vật bắt đầu sinh sôi tạo ra lượng tế bào nhất định trong thực phẩm. Khi chúng ta ăn vào, vi khuẩn tấn công vào tế bào biểu mô của ruột non. Với khả năng sinh ra kháng nguyên gene độc của vi khuẩn Salmonella sẽ gây ra tình trạng kích ứng của tế bào biểu mô của ruột non dẫn đến tiêu chảy, mất nước, suy kiệt cơ thể, thậm chí tử vong nếu không xử lý kịp thời, nhất là trẻ em.
Tùy từng trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, thời kỳ ủ bệnh thường từ 12-24 giờ, có thể kéo dài vài ngày sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, bao gồm sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Triệu chứng thường kéo dài 4-7 ngày.
Hầu hết các trường hợp ngộ độc do salmonella không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh và truyền dịch. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị nhiễm khuẩn trở nên khó khăn hơn trong tương lai. Người bệnh cũng không nên bỏ qua các triệu chứng, điều này có thể nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị y tế.
Những sai lầm trong cách xử trí ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm thường khiến cho tình trạng của bệnh nhân có thể bị nặng hơn, gây nhiễm trùng. Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BV Đại học Y) khuyến cáo: “Sai lầm của người nhà là khi bệnh nhân bị mất nước thì cố gắng bù nước bằng oresol nhưng bệnh nhân đã bị nôn thì không thể uống bù nước được nên phải đến bệnh viện để truyền dịch. Mất nước khiến tình trạng bệnh nặng lên. Thứ hai, sai lầm lớn nhất của gia đình là tự điều trị bằng thuốc mà ở đây là dùng thuốc sai. Bệnh nhân đến bệnh viện, bác sĩ phải xác định đúng loại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vì nếu đã nhiễm vi khuẩn thì chỉ có kháng sinh phù hợp với đường tiêu hóa mới tiêu diệt được vi khuẩn. Muốn vậy thì phải điều trị sớm”.
Có một số biện pháp khắc phục tại nhà được cho là có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella , chẳng hạn như uống nước gừng, ăn sữa chua hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của những biện pháp này.
Món thịt heo xíu trong bánh mì Phượng có vi khuẩn Salmonella, gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện.
Thay vì tự điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn Salmonella . Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và kê đơn điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đề phòng những biến chứng nặng có thể xảy ra: Sốt cao; Tiêu chảy dữ dội hoặc có máu; Nôn mửa liên tục; Đau bụng dữ dội; Mất nước (khô miệng, chóng mặt, tiểu ít).
Theo Tiền Phong
-
Sức khỏe7 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe19 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.