- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ kể lại khoảnh khắc ghi nhớ suốt cuộc đời trong ca mổ 2 bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi
Theo TS.BS Lê Thanh Hùng, trưởng ekip Niệu trong ca tách dính 2 bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi, có một khoảnh khắc trong cuộc mổ mà ông sẽ nhớ suốt đời trong quá trình hành nghề. Đây cũng là ca tách dính bệnh nhi đầu tiên của ông.
Ngày thứ 5 sau cuộc đại phẫu tách rời 2 bé dính nhau Trúc Nhi - Diệu Nhi, bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, hai bé hiện vẫn còn đang thở máy và được hỗ trợ giảm đau.
BV đang tập trung toàn lực để chăm sóc hồi sức, chống nhiễm trùng cho các con.
Phó Chủ tịch nước Việt Nam, lãnh đạo Bộ Y tế đến thăm 2 bé trong ngày thứ 5 hậu phẫu.
Từ nỗi lo đến giây phút "hết hồn" trong ca mổ
Thời điểm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước Việt Nam vào thăm 2 bé, nhiều đại diện của các ekip mổ ngày 15/7 cũng có mặt. Trong đó có TS.BS Lê Thanh Hùng, Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM), trưởng ekip Niệu trong ca tách dính 2 bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi.
Tiến sĩ Hùng cho biết, khi nhận được lời mời của Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, điều đầu tiên ông thấy là nỗi lo.
Ekip bác sĩ lo vấn đề Tiết niệu sinh dục cho 2 bé.
Bởi ca song sinh dính nhau vùng khung chậu, khác biệt hệ tiết niệu sinh dục, niệu quản của bé này cắm qua bé kia, bàng quang, tử cung, âm đạo đều xếp lệch chỗ.
"Tôi chuẩn bị tinh thần, đọc nhiều tài liệu sách vở, trách nhiệm lẫn tâm lý đều rất nặng nề.
Tử cung, âm đạo mình di dời từ vị trí lệch chỗ sang đúng chỗ như thế nào để khi di dời thì hệ niệu dục và các cơ quan vẫn "sống". Bởi khi ở trong lòng bụng, tử cung được nuôi bằng mạch máu chung của 2 bé, khi di dời liệu có tổn thương mạch máu hay không.
Mình phải tính toán chi li, di dời đúng chính xác đến từng milimet. Đặc biệt trong quá trình phẫu thuật, thao tác cần phải chính xác tuyệt đối, nếu không niệu quản căng, hẹp về sau" – bác sĩ Hùng kể.
Thời điểm phẫu thuật, BS Hùng cùng cộng sự đã có lúc "hú hồn".
Quá trình phẫu thuật, giây phút "hết hồn" với cả bác sĩ Hùng và ekip xuất hiện khi bàng quang và lỗ mở niệu đạo không như dự đoán ban đầu mà chéo với nhau qua hướng thông tiểu.
Bình tĩnh kiểm tra, ông và mọi người thấy ống dẫn nước tiểu đang bị để lộn bên. Cả ekip thở phào nhẹ nhõm vì nhầm lẫn này được phát hiện và xử lý kịp thời.
Những ngày đầu, bệnh nhi có tình trạng liệt ruột.
Khoảnh khắc vị bác sĩ sẽ nhớ suốt cuộc đời hành nghề y
Theo TS.BS Hùng, thành công của ca mổ đến từ sự chuẩn bị của nhiều ekip, nhiều chuyên khoa.
BS Hùng ví von ca mổ giống như một dàn hợp xướng lớn, có nhiều người nhạc trưởng điều khiển mỗi ekip "hát".
TS.BS Lê Thanh Hùng chia sẻ giây phút vỡ òa trong ca mổ.
Ekip chỉnh hình làm thế nào, tiết niệu, tổng quát, tạo hình làm thế nào, chúng tôi đều có những phương án dự trù cho trường hợp thực hiện không thành công và phải trả lời tại sao lựa chọn ưu tiên phương án thứ nhất.
Mọi thứ đầu dựa trên lý luận khoa học, có căn cứ từ tình hình các bé, có sự phản biện của hội đồng chuyên môn.
Hai bé vẫn đang trong quá trình hồi sức.
"Cảm xúc vỡ oà là khi tách hẳn 2 bé ra để đưa sang 2 phòng khác nhau. Đó có lẽ là khoảnh khắc mà tôi sẽ nhớ suốt đời trong quá trình hành nghề.
Đây là hai bé dính nhau đầu tiên mà tôi thực hiện. Không phải bác sĩ nào cũng có may mắn để phẫu thuật một ca lớn như vậy, đó là một vinh dự dù đi kèm trách nhiệm nặng nề" – trưởng ekip Niệu của ca đại phẫu chia sẻ.
Sau mổ, diễn tiến của các bé giống như dự định ban đầu, đó là sự chính xác tương đối. Công tác di dời hệ niệu dục dù phức tạp nhưng đã được thực hiện tốt đẹp.
Các y bác sĩ, chăm sóc tích cực cho "song Nhi".
Khi hỏi về điểm giống và khác nhau giữa ca mổ "song Nhi" với ca Việt - Đức hơn 30 năm trước, bác sĩ Hùng cho rằng khó mà so sánh về phương pháp mổ bởi mỗi ca có khác biệt riêng.
Việt - Đức chỉ có 3 chân nhưng Diệu Nhi - Trúc Nhi đầy đủ 4 chân, sẽ có nhiều phức tạp hơn.
Theo các bác sĩ, mọi thứ mới chỉ là thành công bước đầu.
Tuy nhiên ở ca mổ hơn 30 năm trước, không có trang thiết bị tốt, cơ sở vật chất và chẩn đoán trước mổ không thuận lợi như bây giờ.
Về hướng điều trị sau này, BS Hùng cho rằng cần có quá trình lâu dài, trước mắt phải qua giai đoạn hậu phẫu.
Đến thời điểm hiện tại, tình trạng nhiễm trùng của 2 bé có bớt, lâm sàng có cải thiện so với ngày đầu hậu phẫu.
Cha mẹ Trúc Nhi - Diệu Nhi hạnh phúc khi con đang ổn định từng ngày.
"Song Nhi" trải qua một cuộc phẫu thuật rất dài, gây mê và thờ máy kéo dài nên nguồn nhiễm trùng còn tiềm tàng.
Chưa kể các bé còn bị đục xương chậu, mổ tạo hình niệu dục và đường ruột. Hậu phẫu, bé có tình trạng liệt ruột. Nếu vấn đề này kéo dài cũng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sĩ Hùng cho rằng sóng gió vẫn còn ở phía trước.
"Dù tình trạng cải thiện theo từng ngày nhưng chưa thể nói trước sóng gió nào sẽ ập đến. Khi tiên lượng trước mổ, Diệu Nhi có tình trạng nặng nề hơn vì nguồn mạch máu nuôi dồn về tĩnh mạch của bé nhiều hơn. Ngoài ra, bé cũng có kèm theo tình trạng hẹp khí quản.
Bé sẽ phải xử lý hệ niệu dục để có thể tự kiểm soát việc đi tiểu vì hiện tại vẫn đang tiểu qua một ống thông thành bụng. Con đường sắp tới còn rất gian truân" - BS Hùng nhận định.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe1 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe4 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.