- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ nhắc bạn cảnh giác với các bệnh dễ lây nhiễm ở hồ bơi
Bơi lội là môn thể thao người ta có thể thực hiện quanh năm, đặc biệt là mùa hè, bởi tác dụng thư giãn toàn diện của nó. Cùng lắng nghe bác sĩ Vũ Thái Hà (Viện da liễu TW) dặn dò gì chúng ta để tránh lây nhiễm một số bệnh thường gặp sau khi thả mình trong làn nước trong xanh.
Viêm kết mạc(đau mắt đỏ) và kích ứng mắt: Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ bị lây nhiễm do nước hồ bơi. Bệnh xảy ra ở những người không có thói quen đeo kính bơi, thường mở mắt khi bơi. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như vướng vật lạ, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng...
Nếu không bị đau mắt đỏ thì hiện tượng thường thấy ở những người đi bơi là cặp mắt đỏ quạch một lúc mới hết. Đó chính là hiện tượng kích ứng mắt do tác động của chất clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi. Ngoài ra, bụi bẩn và các yếu tố không hợp vệ sinh trong hồ bơi cũng có thể kích thích các mô tế bào của mắt, dẫn đến kích ứng mắt gây đỏ mắt.
Bơi lội, thật thư giãn nhưng cũng có thể là cội nguồn của một số bệnh tật.
Viêm tai ngoài: Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt, vi khuẩn sẽ lan sâu vào gây viêm ống tai và có thể gây giảm thính lực. Luôn nhớ lau khô tai ngay sau khi bơi, lưu ý chỉ lau khô tai ngoài của bạn, từ từ và nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc vải. Nghiêng đầu sang một bên để giúp nước chảy ra từ ống tai. Bạn có thể làm khô tai bằng máy sấy đặt ở chế độ thấp nhất và giữ máy cách tai ít nhất 30 cm.
Bệnh hen: Thủ phạm gây bệnh hen khi đi bơi chính là các chất hóa học được sử dụng nhằm giữ cho nước bể bơi sạch và trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc giảm tần suất bơi.
Mái tóc cần bảo vệ cẩn thận khi đi bơi.
Rụng tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Gội đầu và xả sạch tóc thật kỹ sau mỗi lần đi bơi. Một số loại lá thơm có tác dụng dưỡng tóc cũng rất hữu ích khi dùng để gội đầu sau khi bơi như rễ trầm, hương nhu, bồ kết, sả…
Bồ kết là một thảo dược dưỡng cho mái tóc ngấm nước hồ bơi của bạn được mềm mại.
Các bệnh ngoài da: Nhiều người không có thói quen tắm vòi sen trước khi xuống hồ, lúc này mồ hôi, mỹ phẩm, kem dưỡng da, khói bụi sẽ bị hòa tan vào nước trong hồ và trở thành nguồn gây bệnh cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, việc xử lý nước trong hồ bơi cũng không đảm bảo khi nồng độ pH quá ít hoặc lượng clo quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương da.
Thông thường, các bệnh ngoài da dễ bị lây qua nước ở hồ bơi là nấm, lang ben, viêm da tiếp xúc… Ngay khi có các dấu hiệu ngứa, rát, đỏ da, nổi mẩn thì nên dừng bơi, lên trên phòng tắm và tắm sạch, tránh gãi vì dễ gây kích ứng, tổn thương da. Sau đó cần đến các trung tâm da liễu để được điều trị đúng cách.
Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh ngoài da do hóa chất.
Bệnh tiêu chảy: Nước bể bơi ở những nơi không thay lọc thường xuyên là môi trường lý tưởng để mầm bệnh gây tiêu chảy Cryptosporidium - một ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột sinh sống. Ngoài ra nước hồ bơi cũng là nơi tập trung của vi khuẩn có hại như E.coli và Giardia, Shigella... gây bệnh tiêu chảy. Loại ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi, rồi lây sang người khác, vì vậy bạn không nên đi bơi khi bị tiêu chảy. Cách ngừa tốt nhất là tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng; Tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh…
Bệnh viêm đường tiết niệu và phụ khoa: Do nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Trong môi trường nước, các loại vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm đường tiết niệu và viêm nhiễm phụ khoa. Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu thì cần gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bởi những bệnh lý vùng kín không chỉ gây khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng về lâu dài cũng như khả năng sinh sản.
Chọn bể mà… bơi
Dùng mắt để quan sát độ trong xanh của nước ở dưới bể. Nếu màu nước tối, bị vẩn đục hoặc có các vật thể lạ thì môi trường nước ở đó sẽ không an toàn. Còn nếu cảm thấy mùi nước ở bể bơi rất khó chịu thì có thể là do khâu xử lí nước chưa được tốt, lượng clo nhiều mà độ pH thì quá ít. Điều này cũng sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.
Cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi đi bơi: Lựa chọn hồ bơi có ít người, nguồn nước sạch, trong xanh, không có vật thể, mùi lạ.Tuyệt đối không đi bơi khi trên người đang có vết thương hở hoặc tình trạng sức khỏe không tốt. Trang bị đầy đủ kính bơi, mũ chụp đầu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vào mắt, tai, mũi, họng. Không ngâm mình dưới hồ bơi quá lâu. Sau khi bơi cần tắm lại sạch sẽ, súc miệng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
Theo Tiền Phong
-
Sức khỏe3 phút trướcDùng dao để bổ trái mít, cậu bé 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay nhưng gia đình chỉ tìm được bộ phận đứt lìa của một ngón. Bệnh nhi phải chịu cảnh thương tật suốt phần đời còn lại.
-
Sức khỏe1 giờ trướcChưa đến giai đoạn đỉnh cao của bệnh nhưng số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng tại các bệnh viện nhi đồng của TPHCM đã tăng đáng kể. Nhiều bé chuyển nặng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTrái tim là "cỗ máy" quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng bơm máu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến mọi tế bào. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại trong cuộc sống hàng ngày lại đang âm thầm "bóp nghẹt" trái tim bạn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhi xác định đúng ung thư máu, ung thư tủy xương, các bác sĩ chuyên môn sẽ phân loại ra các thể bệnh và tùy từng loại sẽ điều trị theo phác đồ như hóa chất, ghép tủy... tránh tin theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng trên mạng.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNước mía là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng uống được, vậy những ai không nên uống nước mía?
-
Sức khỏe3 giờ trướcNên chạy bộ bao nhiêu phút mỗi ngày là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng xem giải đáp của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNgười ít vận động, hút thuốc lá, viêm đường tiêu hóa mạn tính, thừa cân béo phì sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người mách nhau, sau cuộc nhậu, để giải rượu tốt nhất nên ăn dưa hấu, điều này có khoa học?
-
Sức khỏe16 giờ trướcBé gái bị cây xanh bật gốc trong cơn mưa lớn đè trúng người phải nhập viện cấp cứu, hiện vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm.
-
Sức khỏe18 giờ trướcGù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình, dưới đây là bài tập thể dục chống gù lưng đơn giản.
-
Sức khỏe19 giờ trướcUống nước ép cà chua mỗi ngày có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm viêm. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận những vấn đề sau.
-
Sức khỏe19 giờ trướcVới các tình trạng sức khỏe liên quan tới tim mạch như cao huyết áp thì nắm rõ thời điểm không nên tắm rất quan trọng, nhất là khi thời tiết đang giao mùa. Vậy đâu là thời điểm không nên tắm?