- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ nói gì về bệnh viêm gan cấp tính với virus SARS-CoV-2?
Đa số trẻ bị bệnh viêm gan cấp thuộc độ tuổi nhỏ, chưa được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Do đó, không thấy có mối liên quan giữa vắc-xin Covid-19 với viêm gan cấp.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay thế giới đã ghi nhận khoảng 350 trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ tại 25 quốc gia. Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm loại bệnh viêm gan này.
Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng Khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết động, rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý toàn thân…
Điều này dẫn tới hậu quả là tế bào gan bị hủy hoại. Đa số các trường hợp viêm gan cấp có thể hồi phục sau khi loại trừ được tác nhân gây bệnh.
Trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám (Ảnh minh hoạ)
Một số ít diễn biến nặng, gây hậu quả suy gan không hồi phục và có thể tử vong, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến kéo dài dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan…
WHO cho biết những ca bệnh đầu tiên được báo cáo ở châu Âu và Bắc Mỹ, và số ca tăng nhanh được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nước ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á cũng đã ghi nhận các ca bệnh.
Từ những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 10/2021, tính tới ngày 10/5, đã có 348 trường hợp mắc bệnh tại 25 quốc gia, tăng 70 trường hợp so với báo cáo của tổ chức này vào ngày 6/5.
Theo WHO, viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em có một số đặc điểm chung như sau:
Các ca bệnh là trẻ từ 0-16 tuổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn. Có một hoặc nhiều các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy … Có các triệu chứng tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau như vàng da, vàng mắt, phân bạc mầu, có sự hủy hoại tế bào gan (tăng nồng độ các enzyme của gan ở trong máu).
Hiện không tìm thấy các nguyên nhân thông thường đã biết gây tổn thương gan. Bệnh nhân có thể hồi phục sau điều trị hỗ trợ tích cực, tuy nhiên một số trường hợp diễn biến nặng gây suy gan không hồi phục, cần ghép gan và đã có những trường hợp tử vong.
"Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, li bì hơn… cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời"- bác sĩ Hoa nhấn mạnh.
Bệnh chưa rõ nguyên nhân
Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, qua các báo cáo trên thế giới, hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh của những ca bệnh viêm gan cấp tính này.
Cho đến nay, trên thế giới, tỉ lệ tổn thương gan gây suy gan cấp không rõ nguyên nhân vẫn dao động trong khoảng 25-30%. Tuy nhiên, các ca bệnh này khá tản phát và không xuất hiện thành chùm ca bệnh như các ca bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân hiện đang được đề cập nhiều trong những ngày gần đây.
Có một số giả thuyết đang được đưa ra và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và làm rõ như: Sự liên quan của virus Adeno, đặc biệt là chủng virus Adeno 41, tới sự khởi phát tổn thương gan cấp tính; vai trò gây tổn thương gan của virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19)
Hay sự xuất hiện của một biến thể virus mới hay không? Sự thay đổi và đáp ứng miễn dịch của trẻ sau mắc Covid-19, cũng như đáp ứng với với các virus thông thường khác....
Theo WHO, có 70% bệnh nhân trong nhóm viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở Anh và 50% số ca bệnh ở Mỹ phát hiện có virus Adeno chủng 41.
Về virus Adeno, bác sĩ Hoa cho biết đây là loại virus đã được phát hiện từ 1953 với nhiều chủng và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan. Các tổn thương thường gặp nhất do virus Adeno là viêm đường hô hấp, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), viêm bàng quang, viêm não màng não…
Sau virus Rota, virus Adeno là nguyên nhân thứ 2 gây bệnh ở đường tiêu hóa với các triệu chứng ở dạ dày, ruột….Ở trẻ nhỏ, các rối loạn tiêu hóa thường gặp do virus Adeno bao gồm tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
Theo các nghiên cứu trước đây, các bằng chứng trong xét nghiệm kháng thể cho thấy đa số trẻ nhỏ từng nhiễm virus Adeno ít nhất 1 lần trong giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi. Trước đây, đã có báo cáo đơn lẻ ghi nhận vài bệnh nhi có virus này gây tổn thương gan ở trẻ có suy giảm miễn dịch.
"Tuy nhiên, tới nay chưa đủ bằng chứng để khẳng định virus Adeno là nguyên nhân gây bệnh ở nhóm bệnh trẻ viêm gan cấp nói trên, tuy nhiên, việc ghi nhận sự có mặt của virus Adeno ở một số bệnh nhi cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu trong thời gian tới"- bác sĩ Hoa chia sẻ.
Không thấy có mối liên quan giữa vắc-xin Covid-19 với viêm gan cấp
Virus SARS-CoV-2 có phải là nguyên nhân gây bệnh?
Tới nay, trong số gần 350 ca bệnh, một số trẻ có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Có 10-18% các trẻ bị bệnh có bằng chứng đồng nhiễm virus SARS-CoV-2 và virus Adeno. Vai trò của virus SARS-CoV-2 trong việc gây bệnh chưa thực sự rõ ràng và tiếp tục cần được nghiên cứu.
Theo các thống kê, đa số các trẻ bị bệnh là các trẻ thuộc độ tuổi nhỏ, chưa được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Do đó, không thấy có mối liên quan giữa vắc-xin Covid-19 với viêm gan cấp.
Bệnh được điều trị như thế nào?
Theo giới chuyên môn, do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chưa có điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bao gồm cả các biện pháp hồi sức tích cực cho các trường hợp suy gan nặng như thay huyết tương, lọc máu liên tục… và có thể ghép gan cấp cứu.
Mục tiêu nhằm điều trị hỗ trợ sớm cho trẻ để hạn chế mức độ tổn thương tới mức thấp nhất và tăng cường khả năng phục hồi chức năng gan và ghép gan trong trường hợp suy gan mất bù.
Những lưu ý để phòng bệnh viêm gan cấp cho trẻ
Bác sĩ Hoa cho biết do tới nay, nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân này vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu. Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng. Cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ.
"Những trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn – buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế"- bác sĩ Hoa khuyến cáo.
Trong khi chờ các đợi các kết quả nghiên cứu khẳng định nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp đặc hiệu, việc phòng bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi vệ sinh.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vắc-xin phòng viêm gan B, viêm gan A, vắc-xin Covid-19 khi có chỉ định.
- Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho các trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…); vệ sinh, sát khuẩn bề mặt tốt; xử lý chất thải thích hợp.
Theo Người lao động
-
Sức khỏe15 phút trướcMùa đông đến, thời tiết lạnh và hanh khô khiến hệ hô hấp của chúng ta dễ bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bổ sung các loại quả giàu vitamin và khoáng chất là cách đơn giản mà hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ hô hấp.
-
Sức khỏe1 giờ trướcGừng đặc biệt tốt cho sức khoẻ nhất là ăn vào buổi sáng, vậy mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?
-
Sức khỏe2 giờ trướcTối 2/12, khi đang chơi pickleball, một người đàn ông ở Hà Nội bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNhiều người mới chỉ biết đến lá đinh lăng đun nước uống mà không hề biết rằng lá đinh lăng xào trứng là món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe13 giờ trướcSau khi thụt rửa đại tràng theo hướng dẫn trên mạng xã hội, người phụ nữ bị rò bàng quang, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcXạ đen là dược liệu khá lành tính nhưng với một số nhóm người nếu sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcDo bị dị ứng lạc nên nữ sinh Alison luôn cẩn trọng khi chọn món ăn và nhà hàng nhưng đầu bếp bất ngờ thay đổi công thức chế biến mà không thông báo.
-
Sức khỏe18 giờ trướcVú sữa, loại trái cây nhiệt đới với lớp vỏ mỏng manh màu xanh lục nhạt, bên trong ẩn chứa phần thịt quả trắng ngần, mọng nước, ngọt ngào như sữa mẹ. Không chỉ là một món quà thơm ngon của thiên nhiên, vú sữa còn là một kho báu dinh dưỡng với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe23 giờ trướcOmega-3 ở hai nguồn thực vật và động vật, nhóm chất này không có tính dự trữ nên phải bổ sung hằng ngày qua thực phẩm.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCơm trắng là thực phẩm không thể thiếu của người Việt, vậy nên ăn bao nhiêu bát cơm trắng mỗi ngày?
-
Sức khỏe1 ngày trướcCà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ cần thêm một chút gia vị, bạn không chỉ có thể tăng hương vị cho ly cà phê của mình mà còn tăng cường sức khỏe với nhiều lợi ích tuyệt vời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối sáp là loại chuối khi nướng hoặc luộc lên rất ngon, vậy chuối sáp luộc có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMật ong không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn tác dụng hỗ trợ giảm cân, vậy uống mật ong vào thời điểm nào để giảm cân?