- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ nói về việc anh CSCĐ đưa tay cho người co giật cắn: Nghĩa cử đẹp nhưng cách làm sai, lỡ gãy răng còn nguy hiểm bội phần
Nhiều chuyên gia y khoa cho rằng hành động đưa ngón tay của mình vào miệng đứa trẻ 5 tuổi lên cơn co giật của một anh cảnh sát cơ động là hành động "khờ khạo", không giúp được gì mà có thể gây hại.
Nhiều chuyên gia y khoa cho rằng hành động đưa ngón tay của mình vào miệng đứa trẻ 5 tuổi lên cơn co giật của một anh cảnh sát cơ động là hành động "khờ khạo", không giúp được gì mà có thể gây hại.
Ít giờ qua, mạng xã hội lan truyền nhau một bức ảnh được chụp tại sân vận động Thiên Trường, trong trận đấu giữa hai đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và Nam Định vào chiều tối 4/8.
Đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân cắn là "khờ khạo"
Cụ thể trong thời điểm diễn ra trận đấu, một cháu bé khoảng 5 tuổi được cho là bất ngờ lên cơn động kinh, co giật, sùi bọp mép.
Nhận được thông tin này, các anh Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ bảo vệ trận đấu đã có mặt để nhanh chóng đưa cháu bé ra xe cứu thương.
Bức ảnh anh Cảnh sát cơ động cho tay vào miệng đứa trẻ đang co giật gây bão mạng. (Ảnh: Sport 5).
Vì lo ngại cháu bé trong cơn co giật có thể cắn lưỡi chính mình gây nguy hiểm tính mạng, một trong hai người trợ giúp cháu bé đã đưa ngón tay mình vào miệng cho bé cắn, chấp nhận đau đớn.
Bức ảnh ghi lại nét mặt của anh Cảnh sát cơ động đã gây xôn xao dư luận. Chủ nhân của hành động đưa tay vào miệng cháu bé nhận được rất nhiều lời khen ngợi, cảm kích trước sự hi sinh của anh để ngăn bé không nguy hiểm trong cơn co giật.
Tuy nhiên theo nhiều bác sĩ có kinh nghiệm, hành động này dù đáng biểu dương về mặt tinh thần nhưng nếu xét ở khía cạnh y khoa, việc sơ cứu cho bệnh nhi là chưa đúng.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, người có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM nhận định việc cố đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân co giật cắn là hành động "khờ khạo" và... "trật lất".
Bác sĩ Hiển khẳng định, khi thấy 1 người bị co giật (động kinh cơn toàn thể) thì thái độ xử trí tốt nhất là chỉ đứng quan sát và không can thiệp gì hết. Cơn co giật sẽ tự hết sau 30 giây đến 1 phút.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển.
Cơn co giật sẽ trải qua 4 giai đoạn: Co cứng, co giật, ngưng thở và hôn mê. Quan trọng nhất là sau giai đoạn co giật, bệnh nhân có tự thở được hay không (rất hiếm ngưng thở) khi đó mới cần can thiệp (hô hấp nhân tạo).
Việc can thiệp chẳng những không giúp ích gì mà còn gây hại
Bác sĩ Hiển cũng chỉ ra những quan niệm sai lầm khi sơ cứu và xử lý tình trạng co giật. Có thể kể ra như:
- Vắt chanh vào miệng bệnh nhân: Việc vắt chanh vô miệng với suy nghĩ sẽ làm hết co giật. Điều này hoàn toàn sai và vô tình tạo nguy hiểm vì có thể làm bệnh nhân hít nước chanh hay hột chanh vào phổi.
- Tì đè người bệnh: Việc tì đè trong lúc co giật cũng không làm hạn chế co giật mà có thể làm bệnh nhân bị sai khớp.
- Đút vật gì đó vào miệng bệnh nhân: Đặc biệt, hành động cố đút vật gì đó giữa 2 hàm răng bệnh nhân (như trường hợp của anh Cảnh sát cơ động với bé trai) là 1 việc làm khó khăn và không cần thiết vì ít khi lưỡi bị chấn thương nặng.
Theo bác sĩ, khờ khạo nhất là đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân cắn.
"Việc cố chèn trong lúc 2 hàm răng bệnh nhân đang cắn chặt có thể làm gãy răng hay làm tụt răng (giả) vào trong thì nguy hiểm bội phần. Cố chèn trong lúc 2 hàm răng đang nghiến chặt có thể làm sai khớp thái dương-hàm.
Khờ khạo nhất là đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân cắn, nếu không may đây là 1 người bị nhiễm HIV/AIDS thì sẽ gây nguy hiểm cho chính mình" - bác sĩ phân tích.
Đồng quan điểm trên, một bác sĩ khác khẳng định các hiệp hội thế giới và các tổ chức sơ cứu đều khuyến cáo không nên cho bất kỳ vật hay chất gì vào miệng người đang co giật vì nhiều lý do.
Thứ nhất, người co giật không tự cắn lưỡi, khi đang không tỉnh táo dễ có nguy cơ hít sặc.
Thứ hai, sẽ tạo nguy cơ tổn thương thêm cho người co giật khi bỏ vật cứng vào miệng.
Trong trường hợp này, người đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân cắn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và uốn ván cho bản thân.
- Không được di chuyển bệnh nhân: Ngoài ra theo bác sĩ, khi bệnh nhân đang co giật cũng không được di chuyển.
Cách xử trí đúng khi có người bị co giật
Theo các bác sĩ, việc cần làm khi có bệnh nhân bị co giật là:
- Quan sát bệnh nhân có tự thở được sau cơn co giật không, nếu không tự thở được mới cần can thiệp.
Bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM hướng dẫn cách sơ cứu cho nạn nhân co giật, hóc dị vật.
- Sau 2-3 phút mà cơn co giật vẫn tiếp tục thì cần đưa bệnh nhân vào bệnh viện.
- Chờ cho bệnh nhân hồi tỉnh (sau giai đoạn hôn mê) hỏi bệnh nhân có tiền sử động kinh hay không, có đang điều trị hay không.
- Cầm máu vết thương (nếu có) do bị té ngã lúc co giật và khuyên bệnh nhân đi khám bệnh tại bệnh viện tâm thần.
Chuyên gia Paramedic Tony Coffey, Hiệp hội Cứu hộ Sydney và Học viện Cứu hộ bang New South Wales (Australia) hướng dẫn về các kiến thức xung quanh việc bị co giật toàn thân, trẻ em bị sốt co giật như sau: 1. Nguyên nhân gây co giật - Do bệnh lý: Bệnh động kinh - Do bị chấn thương, đầu bị va chạm mạnh trong lúc chơi thể thao, bị tai nạn giao thông, khiến các tín hiệu ở não về hoạt động bị truyền đi một cách sai lệch, gây co giật. - Trẻ em (dưới 6 tuổi) có thể bị sốt co giật do nhiệt độ tăng quá nhanh và đột ngột nhưng cơ thể trẻ chưa điều chỉnh thân nhiệt kịp thì sẽ có phản ứng co giật. 2. Không làm những cách nguy hiểm - Không cố gắng đè người co giật xuống. - Không cố giữ tay chân, vì có thể gây gãy xương, tổn thương cơ của người co giật. - Không tìm cách mở miệng người co giật ra sẽ có thể bị cắn. - Không vắt chanh, cho khăn… vào miệng. - Không chườm với khăn lạnh hay để trẻ ở nơi lạnh, vì nhiệt độ bên trong cơ thể mới đáng lo - Khi co giật lưỡi thường bị co thụt nhẹ vào. Một khảo sát trên 106 trẻ bị co giật thì chỉ có 8 trẻ cắn lưỡi, nhưng chỉ là vùng viền hai bên lưỡi, không nguy hiểm. 3. Cách làm chính xác - An toàn cho người co giật: bằng cách đỡ lấy đầu nạn nhân, hoặc đặt dưới đầu một chiếc gối để tránh đầu bị va chạm mạnh trong lúc co giật. - Dọn dẹp không gian xung quanh: tránh điện, nước, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ. Nới lỏng quần áo, dây chuyền, carvat… - An toàn cho người xung quanh: Người đang co giật mất tri giác, đừng xáp vô rồi lỡ có bị đạp té lại trách người ta. - Tuyệt đối không tác động lực đến nạn nhân. |
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe4 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe8 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe13 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe16 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.