- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bất ngờ trước công dụng của loài hoa loa kèn đang được nhiều chị em chọn trưng trong nhà
"Tuy phần củ có tác dụng chữa bệnh, nhưng phấn của những loại hoa loa kèn lại có khả năng gây các bệnh liên quan đến dị ứng, rất nhiều trường hợp mắc viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc do phấn hoa loa kèn”, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang cho biết.
Hoa loa kèn là hoa của tháng tư, của thời khắc giao mùa. Chính bởi vậy, trên các con phố Hà Nội giờ đây lại rực sắc trắng của những bông hoa loa kèn được bày bán. Loài hoa trắng này không chỉ gợi cho bao người những ký ức tuổi thơ, không chỉ làm đẹp cho từng con phố, từng góc nhà mà còn là bài thuốc hay chữa bệnh hữu hiệu.
Tháng 4 về hoa loa kèn được bày bán nhiều trên phố.
Hoa loa kèn được chia thành hai họ là Loa kèn (Liliaceae) và Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Tùy vào từng loài mà chúng được gọi tên cụ thể khác nhau như: Loa kèn, huệ tây, lily, bách hợp… Những loại cây này thường nở hoa vào tháng tư hàng năm, có nhiều loại với màu sắc rực rỡ như trắng, đỏ, cam, vàng…
Theo TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam), ngoài tác dụng làm cảnh và trang trí, một số loại loa kèn thuộc chi Lilium còn có công dụng chữa bệnh, được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền với tên gọi chung là Bách hợp (vị thuốc tổng hợp từ nhiều loại loa kèn).
Lương y Phùng Tuấn Giang. |
“Vị thuốc Bách hợp theo y học cổ truyền có vị ngọt, đắng; tính mát; ích khí điều trung, nhuận tràng, lợi niệu, giải độc tiêu viêm.
Trong dân gian thường dùng để điều trị các bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi…); chứng hồi hộp, tâm phiền, đau vùng tim; cơ thể suy nhược; đại tiểu tiện bí do phế nhiệt; suy nhược cơ thể do âm hư…
Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12g, có thể dùng đơn độc hoặc phối ngũ với các vị thuốc khác để điều trị bệnh cụ thể.
Tuy phần củ có tác dụng chữa bệnh, nhưng phấn của những loại hoa loa kèn lại có khả năng gây các bệnh liên quan đến dị ứng, rất nhiều trường hợp mắc viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc do phấn hoa loa kèn”, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang cho biết.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang cũng chia sẻ thêm về công dụng chữa bệnh của từng loại hoa loa kèn dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học.
Loài Lilium longiflorum
Hoa loa kèn trắng hay còn gọi là huệ tây, hoa Lys (Lilium longiflorum) là một loài thực vật thuộc chi Lilium, họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là loài loa kèn phổ biến ở Việt Nam.
Loài Lilium longiflorum là loài hoa loa kèn được trồng chủ yếu ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Jayaraj A.Francis và cộng sự (2004) đã xác định các thành phần có hoạt tính sinh học trong hoa loa kèn (Lilium longiflorum) như kaempferol glycosides, quercetin glycosides, regaloside, chalcone cùng một số axit béo có tác dụng chống viêm, đặc biệt là kaempferol.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Debora Esposito (2013) về chiết xuất từ củ hoa loa kèn (Lilium longiflorum) trên thực nghiệm cũng cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vết thương trên da, là cơ sở khoa học cho việc sử dụng củ để trị thương trong y học cổ truyền.
Loài Lilium brownii
Loài Lilium brownii là hoa loa kèn gần giống với Lilium longiflorum nhưng hoa nhỏ hơn và không thơm.
Củ loa kèn Lilium longiflorum có thể giúp chống viêm phổi.
Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Euijeong Lee đã tiến hành dùng dịch chiết ra từ củ loa kèn Lilium longiflorum để chữa bệnh cho chuột bạch bị viêm phổi do khói thuốc lá. Kết quả đã chứng minh chất dịch này có tác dụng chống viêm phổi và phế khí thũng.
Còn Mengdi Zhu (2014) đã phát hiện ra tiềm năng của chất glycosid steroid trong loa kèn Lilium longiflorum có tác dụng chống tăng đường huyết.
Ngoài ra, vị thuốc từ hoa loa kèn còn có thể kết hợp với một số vị thuốc khác như tri mẫu có công dụng chống các bệnh về thần kinh, tâm thần.
Loài Lilium lancifolium Thunb
Loài Lilium lancifolium Thunb là loài hoa màu cam rực rỡ có những đốm nâu màu lông hổ.
Năm 2014, nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc của Ting Zhang đã tìm hiểu tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa của chất polysaccharides chiết xuất từ Lilium lancifolium dựa trên thí nghiệm về chuột bạch mắc bệnh tiểu đường.
Sau đó, các nhóm nghiên cứu Jie Gao (2015) và Zhou Xu (2017) tiếp tục chứng minh tính chất chống oxy hóa từ thành phần polysaccharide trên lá của hoa Lilium lancifolium.
Loài Lilium lancifolium Thunb là loài hoa màu cam rực rỡ có những đốm nâu màu lông hổ.
Mới đây vào năm 2017, trong nghiên cứu của Guifang Pan và các cộng sự đã nhận thấy tác dụng của polysaccharide trong loài hoa L. lancifolium trong việc tăng cường miễn dịch của LLP-1A in vitro trên đại thực bào. Vì thế loài hoa L. lancifolium có thể giúp điều trị các bệnh liên quan đến miễn dịch.
Ngoài ra, còn một số loại hoa loa kèn khác trong chi Lilium cũng có tác dụng tương tự, nhưng ít được sử dụng làm thuốc hơn và chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh.
Theo Khám phá
-
Sức khỏe1 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe4 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.