Bé 11 tháng tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" vì bảo mẫu không kịp... thay tã

Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Làn da của trẻ nhỏ mềm mại, yếu ớt, và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu cha mẹ chăm sóc bé không đúng cách. Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Bé 11 tháng tuổi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vì bảo mẫu không kịp... thay tã-1

Khi Tiểu La được đưa đến bệnh viện khám, tình trạng của bé là sốt cao 39 độ C. Điều kì lạ là chân trái của bé vận động tốt, nhưng chân phải không vận động, chỉ cần chạm nhẹ sẽ khiến bé khóc thét. Nếu dùng tay ấn vào chân phải của bé sẽ có cảm giác như đang ấn vào miếng xốp.

Bố mẹ của Tiểu La chết điếng khi nghe bác sĩ thông báo em mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Nó có thể phá hủy da, chất béo và các mô bao phủ cơ trong một thời gian rất ngắn. Bệnh có thể gây ra bởi các loại khác nhau của vi khuẩn, kể cả các chủng cụ thể của Streptococcus (liên cầu lợn) - những chủng vi khuẩn chúng ta dễ gặp phải. Các vi khuẩn này còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt".

Bé 11 tháng tuổi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vì bảo mẫu không kịp... thay tã-2

Bác sĩ Trần Mộc Vinh giải thích: "Vi khuẩn ăn thịt" sẽ đào sâu xuống các tổ chức của da, thậm chí chúng sẽ khuếch trương theo các thành mạch. Nếu trẻ bị hăm tã trong thời gian dài thì "vi khuẩn ăn thịt người" sẽ có cơ hội tấn công khiến làn da trẻ bị nhiễm trùng.

Trường hợp của bé Tiểu La, sau khi bé được tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử, để tránh vi khuẩn sinh sôi, vết thương của bé được đặt ống dẫn lưu để quan sát mủ có chảy ra không. Bệnh nhi nhiễm trùng nghiêm trọng nên phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 2 tháng. Bố mẹ của bé đã luôn túc trực bên cạnh và thật may mắn, tình trạng của bé cải thiện và chân phải của bé đã hồi phục bình thường".

Bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Một số trong các loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng do liên cầu và nhiễm trùng da (bệnh chốc lở). Thông thường các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn này đều nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp ít gặp có thể gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn.

Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm cân mạc hoại tử.

Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ.

Theo Helino


vi khuẩn ăn thịt người


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.