Bé 6 tháng thường cười khi ngủ, bà khen đáng yêu nhưng mẹ đưa đi khám thì hối hận

Bà mẹ trẻ người Trung Quốc trao đổi với mẹ chồng về vấn đề này và cảm thấy có gì không ổn vì đứa trẻ cười bất thường.

Bà mẹ trẻ người Trung Quốc trao đổi với mẹ chồng về vấn đề này và cảm thấy có gì không ổn vì đứa trẻ cười bất thường.

Khi nhìn một em Trẻ sơ sinh mỉm cười trong khi ngủ, nhiều người cho rằng đây là biểu cảm dễ thương, một số lý giải rằng trí não bé đang phát triển. Tất cả đều đúng, tuy nhiên chưa đủ. Việc một em bé sơ sinh không thể nói chuyện khiến cha mẹ khó phát hiện những bất thường trong sức khỏe. Bà mẹ trẻ Xiaoyan người Trung Quốc đã gặp phải một cơn ác mộng cũng đến từ những nụ cười này của con.

Bé 6 tháng thường cười khi ngủ, bà khen đáng yêu nhưng mẹ đưa đi khám thì hối hận-1

Nụ cười của con đáng yêu nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu phản ánh tình trạng bất thường (Ảnh internet)

Theo đó, con sơ sinh của Xiaoyan mới gần nửa tuổi. Vì là con đầu lòng, Xiaoyan cũng còn thiếu kinh nghiệm có nhiều điều không kịp chú ý đến. Thời gian gần đây, Xiaoyan phát hiện đứa bé trở nên rất thích cười, con có thể cười lớn mà khi đó chưa ai trêu đùa gì, thậm chí cười cả trong giấc ngủ.

Bé 6 tháng thường cười khi ngủ, bà khen đáng yêu nhưng mẹ đưa đi khám thì hối hận-2

Gia đình và bà khi thấy cháu cười thì rất thích thú, cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, Xiaoyan lại cảm thấy bất ổn. Bà mẹ trẻ trao đổi với mẹ chồng về vấn đề này và cảm thấy có gì không ổn vì đứa trẻ cười bất thường.

Sau nhiều ngày bác sĩ quan sát tại bệnh viện và kiểm tra sóng não ban đêm, kết quả cuối cùng khiến Xiaoyan bật khóc. Đứa trẻ đã bị chấn thương động kinh.

Lúc này, khi được hỏi về sinh hoạt của bé trong thời gian gần đây, cả nhà mới nhớ ra đứa trẻ từng bị ngã một lần khi đi dạo với ông bà, đầu cũng khâu vài mũi nhẹ. “Lúc đó, chỉ nghĩ là vết thương ngoài da, không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng như vậy”.

May mắn nhờ phát hiện và điều trị kịp thời, con trai chị Xiaoyan cuối cùng cũng đã phục hồi sức khỏe.

Trẻ  động kinh sau khi bị ngã, cha mẹ cẩn thận

Chấn thương sọ não do đập đầu xuống đất có thể khiến trẻ mắc bệnh động kinh. Theo các chuyên gia về thần kinh, động kinh sau chấn thương sọ não được chia làm hai loại chính tùy vào thời điểm khởi phát bệnh là động kinh sớm và muộn. Trong đó, trẻ em thường bị động kinh sớm.

Trang Healthplus từng chia sẻ về một trường hợp ở Việt Nam, chị N (Cầu Giấy, Hà Nội). Khi con trai chị H. 4 tuổi leo cầu thang thì bị ngã và đập đầu xuống đất. Lúc đó, bé bị chảy máu đầu gia đình đưa bé đến bệnh viện khâu 6 mũi. Một tuần sau, khi đang chơi cùng ông bà, bé bị co giật, lúc đó gia đình mới cuống cuồng đưa bé đến bệnh viện. Khi nghe bác sỹ kết luận bé bị động kinh mà nguyên nhân là do cú đập đầu xuống đất tuần trước cả nhà ai cũng bất ngờ.

Bé 6 tháng thường cười khi ngủ, bà khen đáng yêu nhưng mẹ đưa đi khám thì hối hận-3

Hơn 60% các ca động kinh sẽ chữa khỏi nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết: “Bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Động kinh ở trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần phải kiên trì trong quá trình điều trị. Sau khi điều trị hết cơn co giật, bệnh nhi sẽ tiếp tục phải điều trị ngoại trú, uống thuốc trong 2 – 3 năm nữa.

Có khoảng 2 – 3% trẻ bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh thì bị lên cơn co giật lại. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng. Điều quan trọng nhất đối với trẻ bị bệnh động kinh đó là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người”.

Theo Khám phá


bệnh động kinh

Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.