- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé gái bị teo hết da vùng tiêm khi đến thẩm mỹ viện trị sẹo lồi thuỷ đậu
Sau đợt bị thuỷ đậu, bé gái 11 tuổi quê ở Ninh Bình bị sẹo lồi. Sau khi tiêm thuốc điều trị tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội, 2 tháng sau, tại vùng tiêm thấy teo tổ chức mô mềm dưới da tạo thành vết lõm sâu màu hồng.
Sau đợt bị thuỷ đậu, bé gái 11 tuổi quê ở Ninh Bình bị sẹo lồi. Sau khi tiêm thuốc điều trị tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội, 2 tháng sau, tại vùng tiêm thấy teo tổ chức mô mềm dưới da tạo thành vết lõm sâu màu hồng.
Ngày 20/6, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết viện này mới tiếp nhận một bệnh nhân nữ Đ.T.A (sinh năm 2007) quê ở TP Ninh Bình đến để tư vấn và khắc phục tình trạng sẹo xấu do tiêm thuốc điều trị sẹo lồi ở một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết bị mắc thủy đậu từ tháng 1/2017, sau đó viêm da xuất hiện tổn thương sẹo lồi tại các vùng có thương tổn thủy đậu. Tháng 11/2017, bệnh nhân đến tư vấn và tiêm thuốc nội thương tổn để điều trị sẹo lồi tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội 2 lần, nhưng không biết loại thuốc tiêm và liều lượng.
Tại vùng tiêm của bé, gia đình thấy có teo tổ chức mô mềm dưới da, tạo thành vết lõm sâu màu hồng trên có nhiều mạch máu.
Sau khi tiêm 2 tháng, gia đình bé phát hiện, tại vùng tiêm thấy teo tổ chức mô mềm dưới da tạo thành vết lõm sâu màu hồng trên có nhiều mạch máu.
Qua thăm khám, BS. Vũ Thị Hồng Luyến, khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhận thấy bệnh nhân có 4 tổn thương lõm sâu teo tổ chức mô mềm dưới da, kích thước lớn. Bs. Luyến chẩn đoán bệnh nhân bị biến chứng teo tổ chức dưới da do tiêm sẹo lồi tại chỗ.
Về hướng điều trị của bệnh nhân này, BS. Luyến cho biết bệnh nhân được tư vấn chuyển xuống Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương để tư vấn và chọn phương án điều trị thích hợp.
Ths. Bs. Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cho biết: Thuốc thường dùng để tiêm nội tổn thương điều trị sẹo lồi là triamcinolon, một loại corticoid, thuộc nhóm thuốc độc bảng B, có tác dụng chậm, kéo dài. Thuốc thường sẽ gây ra teo tổ chức tại chỗ tiêm (teo da, cơ) nếu không dùng đúng chỉ định hoặc tiêm không đúng kỹ thuật.
Ngoài ra, tác dụng phụ tại chỗ khác như giãn mạch; mọc nhiều lông; xuất hiện trứng cá, yếu cơ... và tác dụng toàn thân như hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận, tăng nguy cơ đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa...
BS Vũ Thái Hà cũng khuyến cáo rằng người bệnh nếu lựa chọn hình thức điều trị sẹo lồi bằng tiêm thuốc nội tổn thương nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và được theo dõi chặt chẽ, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Khám phá
- Sức khỏe6 giờ trướcTê tay về cơ bản ai cũng từng gặp, nhiều người tưởng là do mệt mỏi, nhưng theo một số bác sĩ đây còn có thể là dấu hiệu của 4 bệnh.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 đã "choáng" sau khi phát hiện hơn một kg kim loại trong dạ dày của bệnh nhân ở Bình Dương.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe2 ngày trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe2 ngày trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.