- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé sơ sinh vừa chào đời đã mắc giang mai, sau 20 ngày điều trị, bé đã ổn định
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh.
Theo thông tin từ khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Khoa vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi vừa chào đời bị bị bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh nhi là bé Trần Tú L. (0 ngày tuổi), được sinh ở bệnh viện huyện, từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, viêm nhiễm tay chân với thể trạng non yếu, sau đó được chuyển tiếp vào khoa Hồi sức sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị.
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh. Sau 20 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày sắp tới.
Thế nào là bệnh giang mai bẩm sinh?
Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Người mẹ bị giang mai có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ bị lây nhiễm giang mai từ mẹ và khi chào đời trẻ đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Trẻ sơ sinh cũng bị nhiễm bệnh từ mẹ khi được sinh ra bằng phương pháp sinh thường.
Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nặng, thai nhi sẽ không sống được và có nguy cơ bị sảy thai vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ;
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ hơn thì có thể sẽ bị sinh non và cũng rất khó sống sót.
Bệnh giang mai bẩm sinh khiến cho bé khi sinh ra phải chịu những hậu quả đáng tiếc thậm chí bé mới sinh ra có thể chết ngay một vài giờ sau đó. Trẻ mắc bệnh có thể suy giảm sức khỏe cũng như sức đề kháng, khiến bé luôn ốm yếu và không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Bệnh cũng có thể gây lở loét phồng rộp trên cơ thể bé, khi bệnh nặng và biến chứng bé không còn khả năng sinh sản khi lớn lên; Gây ra những dị tật bẩm sinh như như thiểu năng trí tuệ, bị bệnh tim, bệnh gan, khiếm khuyết trên cơ thể...
Cách phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Thực tế đã ghi nhận phần lớn những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ thứ nhất và thứ hai đều sinh ra những đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh, nguy hiểm nhất là nhiều trẻ sơ sinh đã tử vong khi vừa mới chào đời hoặc ít lâu sau đó.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ kín, thì trẻ sinh ra có thể không bị bệnh giang mai bẩm sinh hoặc bị một thể bệnh giang mai riêng nhẹ hơn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng sau khi được sinh ra.
Do đó, để phòng tránh trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ, cần nghiêm túc thực hiện các lưu ý sau:
Đến các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm trước khi lập kế hoạch mang thai và sinh con;
Khám tiền sản trước khi mang bầu để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như bao cao su;
Khám thai định kỳ trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ, bởi giai đoạn này có thể phát hiện được bệnh. Theo các nghiên cứu, khi thai nhi càng lớn thì nguy cơ bệnh giang mai lây từ mẹ sang con càng tăng cao và dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng;
Thực hiện xét nghiệm máu ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Lần thứ nhất được thực hiện trước tuần thứ 4 của thai kỳ, lần thứ hai được thực hiện vào tháng thứ 6 và lần thứ ba vào tháng thứ 9 của thai kỳ;
Đối với những người mẹ nghi ngờ bị lây nhiễm bệnh giang mai do quan hệ tình dục trong thời kỳ thai nghén, để phòng tránh bệnh giang mai lây từ mẹ sang con cũng cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện kịp thời và có cách xử trí phù hợp;
Nếu phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị cho trẻ có tiến triển tốt, tránh các hậu quả không mong muốn sau này.
Trẻ có bệnh giang mai cần được điều trị ngay lập tức, nếu không bệnh sẽ tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, các trẻ đang điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả, tránh hậu quả về sau.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe4 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe8 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe13 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe16 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.