- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé trai ở An Giang nguy kịch do bị rắn độc cắn
Sau 6 ngày bị rắn hổ bướm cắn, nhiều vùng da trên cánh tay của bé trai bị hoại tử nặng, thâm tím.
- Ăn rau rất tốt nhưng có 12 loại rau “đại kỵ” mẹ bầu không nên ăn nhiều kẻo dễ sảy thai, sinh non
- Loại chảo quen thuộc mà nhiều gia đình đang sử dụng: Là thủ phạm gây "đủ thứ bệnh", thậm chí sinh bệnh ung thư
- Phụ nữ rất cần được "tẩm bổ" bằng 5 loại trái cây này: Ăn nhiều sẽ giúp tử cung không bị "bẩn", được nuôi dưỡng tốt hơn
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho một nam sinh lớp 7, sống tại vùng Bảy Núi, huyện Tỉnh Biên, tỉnh An Giang.
Theo lời kể của gia đình, trong một lần cùng mẹ vào rừng, nam sinh bị một con rắn đang mang thai, rất hung hãn cạp ngay bàn tay trái. Mẹ em nhanh chóng hút nọc độc, dùng găng tay băng ép, cột thắt vùng trên vết cắn.
"Con rắn sau đó cũng được mẹ nam sinh đập chết. Chúng tôi khó xác định chính xác tên của loài rắn này song gia đình và người dân địa phương xác định đây là rắn lục nưa hay chàm quạp, một trong những loài có nọc rất độc thường sống tại khu vực này", bác sĩ Vũ kể với Zing.
Bé trai vượt qua cơn nguy kịch do trúng nọc độc rắn, dù trước đó nhập viện khá muộn. Ảnh: Phương Vũ.
Tuy nhiên, sau khi sơ cứu, bé trai được mẹ đưa đến "thầy lang vườn" chuyên trị rắn cắn ở gần nhà. Vết cắn sau ba ngày được thầy lang băng thuốc dần giảm đau nhưng vẫn có bóng nước và xuất hiện nhiễm trùng.
Các vết bầm da toàn khắp toàn thân dần hiện rõ hơn và lan nhanh. Bé trai bị đau đớn nửa người trái, bụng đau ê ẩm. Thấy tình trạng bé không ổn, gia đình tức tốc đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
"Vết cắn sau 6 ngày đã nhem nhuốc và hoại tử, chúng tôi khẩn trương cắt lọc, băng vô khuẩn, giảm đau, truyền kháng độc tố rắn lục và liên tục các loại huyết thanh, chế phẩm máu để điều chỉnh rối loạn đông máu", bác sĩ Vũ nói.
Sau 3 ngày được chăm sóc tích cực, bệnh nhi hồi phục sức khỏe và có thể xuất viện.
Nọc rắn chàm quạp khiến nạn nhân tử vong trong thời gian ngắn nếu không nhập viện kịp thời. Ảnh: Spiderum.
Rắn lục nưa hay chàm quạp, rắn lục Malaysia, khô lục nưa... (tên khoa học Calloselasma rhodostoma) thuộc họ rắn lục.
Chúng có màu nâu hay đỏ nâu, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân này cùng với màu sắc như lá khô nên khiến người dân khó phát hiện.
Rắn chàm quạp thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô, cây gỗ già, bụi cây... nên rất khó phát hiện.
Loài rắn này khá hiếm gặp, sống chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương, Hà Tiên (Kiên Giang).
Theo thống kê của Bộ Y tế, các trường hợp bị tai nạn do rắn chàm quạp cắn là nông dân (65%), công nhân cao su (15%), học sinh (10%), công nhân (5%), lái xe (2,5%) và người đi du lịch (2,5%).
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ khuyến cáo khi bị rắn cắn, nạn nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, khi đến nơi trú ẩn của rắn như cây cỏ, đống đổ nát hay đêm tối, nên trang bị quần áo bảo hộ an toàn và dùng đèn chiếu sáng.
Trong trường hợp gặp rắn, cần nhẹ nhàng tránh càng xa càng tốt, rắn khá sợ con người nên sẽ bỏ đi và chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa. Vì vậy, bạn không nên bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép giết chết rắn, bởi rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc độc nguy hiểm.
Trong tất cả trường hợp bị rắn tấn công, nạn nhân cần được đưa đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu hơn, kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.
Theo Zing
-
Sức khỏe1 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe1 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe13 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.