Bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chữa khỏi HIV

12 năm sau ca đầu tiên được chữa khỏi HIV, các nhà nghiên cứu xác nhận bệnh nhân thứ hai gần như đã loại bỏ hoàn toàn virus chết người này bằng phương pháp ghép tủy.

12 năm sau ca đầu tiên được chữa khỏi HIV, các nhà nghiên cứu xác nhận bệnh nhân thứ hai gần như đã loại bỏ hoàn toàn virus chết người này bằng phương pháp ghép tủy.

Theo New York Times, các nhà khoa học mô tả trường hợp này là sự thuyên giảm dài hạn. Timothy và bệnh nhân thứ hai này đều được cấy ghép tủy xương nhằm mục đích điều trị ung thư, chứ không phải chữa HIV.

Ghép tủy xương có phải là phương pháp chữa HIV hiệu quả?

Ghép tủy xương dường như không phải là lựa chọn điều trị thực tế trong tương lai gần. Các loại thuốc mạnh hiện luôn có sẵn để kiểm soát nhiễm HIV, trong khi cấy ghép có nhiều rủi ro, tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kéo dài trong nhiều năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc nuôi dưỡng cơ thể với các tế bào miễn dịch được cấy ghép để chống lại HIV có thể xem là thành công như phương pháp điều trị thực tế.

Bác sĩ Annemarie Wensing, nhà virus học tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht (Hà Lan), cho biết điều này sẽ truyền cảm hứng cho mọi người rằng chữa bệnh không phải là giấc mơ, mà có thể thực hiện được.

Bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chữa khỏi HIV-1
Virus HIV (màu xanh) tấn công các tế bào bạch cầu (màu cam). Ảnh: NIBSC.

Bệnh nhân giấu tên, ở London (Anh), gọi là "Bệnh nhân London", cho biết ông cảm thấy cần có trách nhiệm giúp các bác sĩ hiểu rõ căn bệnh này đã xảy ra như thế nào để họ có thể nghiên cứu.

Khi được các nhà khoa học thông báo rằng ông có thể đã được chữa khỏi cả bệnh ung thư và HIV, bệnh nhân rất bất ngờ. "Đó thực sự là điều siêu phàm. Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có cách chữa trị trong suốt cuộc đời của mình", bệnh nhân London cho biết.

Người đàn ông này mắc ung thư hạch Hodgkin và được ghép tủy xương từ một người hiến tặng với đột biến CCR5 vào tháng 5/2016. Ông cũng được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh nhân dừng sử dụng thuốc chống HIV vào tháng 9/2017. 18 tháng sau, ông hoàn toàn không có virus HIV trong cơ thể.

Bác sĩ Ravindra Gupta, nhà virus học tại Đại học College London, cho biết mặc dù người đàn ông này không mắc nhiều căn bệnh như Timothy sau khi cấy ghép, quy trình này cũng có tác dụng. Cấy ghép đã tiêu diệt ung thư mà không gây ra tác dụng phụ có hại. Các tế bào miễn dịch được cấy ghép, hiện kháng HIV, dường như đã thay thế hoàn toàn các tế bào dễ bị tổn thương trong cơ thể bệnh nhân.

Cho đến nay, nghiên cứu này đang theo dõi 38 người nhiễm HIV đã được cấy ghép tủy xương. Bệnh nhân London là người thứ 36 trong danh sách này. Một người khác, số 19, được gọi là bệnh nhân Dusseldorf, đã dừng thuốc chống HIV trong 4 tháng.

Các nhà khoa học của nghiên cứu này đã nhiều lần phân tích máu của bệnh nhân để tìm dấu hiệu của virus. Họ nhận thấy có dấu hiệu của nhiễm trùng, dù rất nhỏ, ở một trong 24 xét nghiệm. Tuy nhiên, nó có thể chỉ là kết quả của sự nhiễm bẩn trong mẫu thử.

Kết quả cho thấy không có bất kỳ virus lưu hành nào trong các thử nghiệm. Các kháng thể đối với HIV vẫn còn hiện diện trong máu của bệnh nhân, nhưng mức độ giảm dần theo thời gian, với một quỹ đạo tương tự như đã thấy ở ông Timothy.

Tương lai của phương pháp cấy ghép tủy xương

Một số chuyên gia không chắc chắn về sự liên quan của phương pháp cấy ghép tủy xương đối với việc điều trị AIDS nói chung vì mới chỉ có hai người được chữa khỏi.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Bệnh viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Anh, cho biết: "Tôi không chắc chắn kết quả này cho chúng tôi thấy điều gì. Phương pháp này hiệu quả với Timothy Ray Brown, và giờ là một trường hợp khác. Vậy bây giờ thì sao? Bây giờ chúng ta sẽ làm gì với nó?".

Theo các nhà nghiên cứu, họ sẽ phát triển các phương pháp trị liệu gen để loại bỏ CCR5 trên các tế bào miễn dịch hoặc tế bào gốc tiền thân của chúng. Chống lại HIV, những tế bào biến đổi này cuối cùng sẽ làm sạch virus trong cơ thể.

Một cảnh báo quan trọng đối với mọi phương pháp tương tự là bệnh nhân vẫn dễ bị tổn thương trước một dạng HIV gọi là X4, sử dụng một loại protein khác, CXCR4, để xâm nhập vào tế bào.

Tiến sĩ Timothy J.Henrich, chuyên gia về AIDS tại Đại học California (Mỹ), cho biết điều này sẽ hoạt động nếu ai đó có virus thực sự chỉ sử dụng CCR5 để xâm nhập. Ngay cả khi một người chỉ chứa lượng nhỏ virus X4, chúng vẫn có thể nhân lên rất nhiều.

Thực tế, một trường hợp được cấy ghép tủy đã loại bỏ hết virus HIV nhưng sau đó nhanh chóng tái phát do X4. Thậm chí, để đề phòng virus này, ông Timothy vẫn đang uống thuốc hàng ngày để ngăn ngừa tái phát.

Theo Zing


Bệnh nhân HIV

ghép tủy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.