- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ?
Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải theo dòng nước tràn vào nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, xác chết động vật, thực vật thối rữa, nước từ hệ thống cống thải tràn ra không được xử lý. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh cho người.
Các bệnh thường gặp trong, sau bão, lũ
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
Các bệnh lây qua đường tiêu hoá sau bão, lũ thường gặp là tiêu chảy cấp, bệnh tả, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lỵ amip, bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn do E.coli, viêm gan virus A.
Nguyên nhân do nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước ăn uống, lương thực, thực phẩm bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào).
Bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da hay gặp như nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra người dân vùng lũ lụt có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua da niêm mạc như whitmore, bệnh do xoắn khuẩn leptospira, bệnh do Vibrio vulnificus.
Nguyên nhân do nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm các vi sinh vật, vi nấm gây bệnh, do người dân vùng lũ lụt thường phải ngâm mình, chân tay trong nước bẩn lâu, do điều kiện ăn ở sinh hoạt ẩm thấp
Các bệnh về mắt
Các bệnh về mắt thường gặp sau lũ là đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ. Nguyên nhân do môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt ăn uống bị ô nhiễm.
Các bệnh đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp hay gặp trong mùa bão, lũ gồm cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm lạnh do phải ngâm mình lâu trong nước, thiếu quần áo, chăn màn, nhà cửa không bảo đảm che chắn kín gió, thậm chí người dân phải di dời đến ở nơi tập trung đông người, không bảo đảm vệ sinh.
Các bệnh do muỗi truyền
Bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa bão, lũ nhất đó là sốt xuất huyết. Nguyên nhân do môi trường sau lũ lụt là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi gây bệnh sinh sản phát triển. Điều kiện ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt tạm bợ không bảo đảm.
Các biện pháp phòng dịch bệnh
1. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; lọc nước sinh hoạt ăn uống bằng cát sạch hoặc đánh phèn để lắng sau đó khử khuẩn nước bằng Cloramin B theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
2. Lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
3. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
4. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn, không mặc quần áo ẩm ướt.
5. Hạn chế bơi lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
6. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
7. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô, hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
8. Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, kể cả ban ngày.
9. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là người già và trẻ em; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất.
10. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Theo VTC News
-
Sức khỏe10 giờ trướcTrong cơn say sau cuộc nhậu, nam thanh niên đưa “cậu nhỏ” của mình vào vòng bị bạc đạn kim loại để tìm cảm giác lạ khiến dương vật bị kẹt trong vòng bạc đạn, nạn nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCá là loại thực phẩm ngon, bổ được nhiều người yêu thích, nhưng có một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì chứa thuỷ ngân gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNgoài chạy bộ thì đạp xe đạp hàng ngày cũng là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, dưới đây là tác dụng của việc đạp xe đạp hàng ngày.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMột người đàn ông ở Hà Nội đã phải đối mặt với cú sốc lớn khi phát hiện mình mắc cùng lúc hai bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Sức khỏe13 giờ trướcĐi bộ để giảm cân là hoạt động được nhiều người lựa chọn, vậy nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm cân?
-
Sức khỏe13 giờ trướcCó nhiều gia vị quen thuộc luôn được các đầu bếp nêm nếm vào thức ăn như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSữa nghệ, còn được gọi là “sữa vàng”. Đồ uống này là sự kết hợp sữa với bột nghệ và các loại gia vị khác như hạt tiêu đen và gừng. Sữa nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe, là lựa chọn hữu ích cho ai mong muốn cải thiện sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe16 giờ trướcViệc hít thở đúng cách khi sẽ làm tăng hiệu suất của việc chạy bộ nhưng đôi khi chúng ta có thể thở quá nhanh, nín thở trong thời gian dài hoặc thở hổn hển.
-
Sức khỏe17 giờ trướcMùa thu là mùa của rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta không nên bỏ qua.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDù đã cuối mùa mưa nhưng số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM liên tục tăng trong 1-2 tuần qua, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc, phải truyền chế phẩm máu, hỗ trợ hô hấp.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐi bộ là hoạt động thể dục thể thao được nhiều người yêu thích, nhưng những người mắc bệnh này không nên đi bộ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCủ sen, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, giòn ngọt mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, củ sen được xem là “nhân sâm nước" cho sức khỏe vàng.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGiao mùa là thời điểm cơ thể dễ bị suy yếu và mắc bệnh do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcTrong Đông y hoa bí ngô không chỉ là thực phẩm ngon miệng giàu dinh dưỡng mà còn tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.