Bệnh Whitmore "ăn thịt người" đột ngột tấn công nhiều người: Ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Theo thông tin từ bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, mới đây, bệnh viện này vừa điều trị cho một người bệnh nhiễm vi khuẩn gây bệnh whitmore - một căn bệnh đã bị "lãng quên" nhiều năm và gần đây lại xuất hiện.

Theo thông tin từ bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, mới đây, bệnh viện này vừa điều trị cho một người bệnh nhiễm vi khuẩn gây bệnh whitmore - một căn bệnh đã bị "lãng quên" nhiều năm và gần đây lại xuất hiện.

Đó là bệnh nhân nam M.V.D (45 tuổi, ở La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên). Cách ngày vào viện 1 tuần, bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương. Nhưng sau đó, thấy vết thương sưng nề, chảy dịch, bệnh nhân đã vào viện và được chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải, được dùng 10 ngày kháng sinh Ceftizoxim + Tobramycin, đến khi vết thương khô thì ra viện.

Bệnh Whitmore ăn thịt người đột ngột tấn công nhiều người: Ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên-1
Sau 10 ngày, bệnh nhân lại phải nhập viện lại vì vết thương vẫn sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ apxe. Bệnh nhân được phẫu thuật nạo tổ chức viêm lấy xương chết, nuôi cấy mủ tổ chức viêm tìm thấy vi khuẩn B. Pseudomallei (sau gần 1 tháng khởi bệnh). Bệnh nhân được hội chẩn tại khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ.

Bệnh Whitmore ăn thịt người đột ngột tấn công nhiều người: Ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên-2
Theo chia sẻ của Th.S. Nguyễn Thị Mai Huyền, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khuyến cáo: Bệnh Whitmore không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác. Bệnh có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm khuẩn trên da, viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, viêm phổi, apxe ở lách và thận…

Vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

Do vậy, không được chủ quan với bệnh whitmore ở tất cả các bệnh nhân có tổn thương đa ổ áp xe, có vết thương nhiễm bẩn đặc biệt ở các khu đầm lầy, đồng ruộng, trên các đối tượng nguy cơ như người làm nông nghiệp, trồng rừng, người bệnh đái tháo đường…

Bệnh Whitmore ăn thịt người đột ngột tấn công nhiều người: Ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên-3

Các bác sĩ cũng lưu ý đến tác nhân vi khuẩn B. Pseudomallei ở những bệnh nhân có đặc điểm trên để có định hướng phối hợp chẩn đoán với chuyên khoa truyền nhiễm. Nếu điều trị không đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân dễ suy kiệt do bệnh tái phát đi tái phát lại.

Theo Helino


Bệnh Whitmore

vi khuẩn ăn thịt người


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.