Bị ho kéo dài hậu COVID-19, cần làm ngay điều này để phục hồi nhanh, tránh biến chứng

Nhiều người dù có kết quả âm tính nhưng vẫn bị ho kéo dài, vậy cần làm gì để chấm dứt triệu chứng này.,?

Ho là một dấu hiệu điển hình của COVID-19. Những tưởng sau khi khỏi bệnh thì triệu chứng này sẽ hoàn toàn biến mất, tuy nhiên không ít người lo lắng vì đã âm tính vài tháng nhưng vẫn bị ho kéo dài. Liệu điều này có nguy hiểm không, cần làm gì để chấm dứt triệu chứng ho kéo dài?

Hỏi:

"Thưa bác sĩ, tôi nhận kết quả âm tính được 5 tuần rồi nhưng triệu chứng ho vẫn còn, ho kéo dài không dứt. Cơn ho của tôi sặc sụa, có khi đi kèm với khó thở, nó cản trở sinh hoạt của tôi vì khi đang ăn, đang làm việc tôi đều bị ho, nhiều khi ra đường tôi cũng cảm thấy e ngại bởi mình ho quá nhiều. Bác sĩ cho tôi hỏi giờ tôi cần làm gì để giảm ho? Vì sao tôi đã khỏi COVID mà triệu chứng ho vẫn còn?".

Bị ho kéo dài hậu COVID-19, cần làm ngay điều này để phục hồi nhanh, tránh biến chứng-1

BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM) trả lời:

Chào bạn,

Rất nhiều người bệnh khi đã có kết quả âm tính vẫn còn tiếp tục ho, đó có thể là phản ứng của cơ thể khi đào thải hết chất tiết như xác virus ra bên ngoài, hoặc ở những người có bệnh lý trào ngược sẵn có, người dị ứng, bị suyễn... việc uống thuốc nhiều khiến tình trạng ho tăng thêm.

Nếu ho kéo dài hậu COVID kèm khó thở, bạn nên đo liền Sp02 để kiểm tra xem mình có bị thiếu oxy hay không. 

Nếu có điều kiện bạn có thể đi khám để kiểm tra xem bản thân có đang mắc bệnh phổi (viêm phổi, lao phổi), dị ứng, trào ngược, suyễn... hay không. 

Nhưng nếu không phải vì các bệnh lý trên, chỉ số Sp02 bình thường (trên 96%) thì ho đích thị là triệu chứng hậu COVID-19, lúc này bạn không nên quá lo lắng, việc cần làm là vận động, tập thở, tẩm bổ thì triệu chứng ho sẽ mất dần trong tương lai.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/bi-ho-keo-dai-hau-covid-19-can-lam-ngay-dieu-nay-de-phuc-hoi-nhanh-tranh-bien-chung-22202225202127715.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.