Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không?

Trong cuộc họp báo trưa 21/6 cung cấp thông tin về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, ông Phạm Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: "Với tiêm chủng, sẽ có tỷ lệ nhất định gặp phản vệ. Người không may bị sốc phản vệ sẽ được chế độ bảo hiểm y tế chi trả".

Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19

Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:

- Mổi mày đay, phù mạch nhanh.

- Khó thở, tức ngực, thở rít.

- Đau bụng hoặc nôn.

- Tụt huyết áp hoặc ngất.

- Rối loạn ý thức.

Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?-1

Phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại:

Một là phản ứng thông thường, chấp nhận được, biểu hiện qua các triệu chứng như bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Các phản ứng này sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày tiêm.

Nhóm phản ứng thứ hai là phản ứng có hại và nguy hiểm, thậm chí có người tiêm vaccine sẽ sốc phản vệ nặng. Tuy nhiên tỉ lệ người bị phản ứng nguy hiểm không cao.

Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?-2
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM)

Khuyến cáo để an toàn sau tiêm

Để tránh những nguy hiểm sau tiêm vaccine, TS.BS Hùng cho rằng đầu tiên người được tiêm phải hợp tác tốt với nhân viên y tế.

Nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các bệnh nền, tiền sử dị ứng của người tiêm như: người được tiêm vaccine dị ứng hải sản, có bệnh cấp tính hay đang điều trị gì không...

Dù vậy, việc sàng lọc này không thể bảo đảm 100% được bởi nhiều trường hợp khỏe mạnh, chưa bao giờ có tiền sử dị ứng nhưng vẫn có nguy cơ phản vệ nặng sau tiêm vaccine.

Do đó, nhân viên y tế phải yêu cầu người được chích ngừa ở lại 30-60 phút tại điểm chích đó để kịp thời can thiệp, xử trí khi có vấn đề biến chứng xảy ra.

Trên bình diện thế giới, chỉ có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ nặng dẫn đến tử vong vì không xử lý được. Đại đa số các trường hợp phản vệ đều có thể xử trí.

TS.BS Hùng khuyến cáo sau 3 ngày tiêm vaccine, nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì người tiêm cần quay lại ngay cơ sở y tế thông báo chi tiết để được can thiệp phù hợp.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/bi-soc-phan-ve-sau-khi-tiem-vaccine-covid-19-co-duoc-bhyt-chi-tra-vien-phi-dieu-tri-khong-lam-sao-de-an-toan-sau-tiem-16221220610322867.htm

Vaccine Covid-19

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.