- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách hiệu quả để 'đối phó' với bệnh dễ mắc trong mùa mưa lũ
Những đợt mưa lũ ngập nhà cửa, đường sá thường để lại hậu quả lâu dài cho môi trường sống. Đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh tật do ô nhiễm môi trường.
Sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Hơn nữa, mưa lũ, ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Cơn lũ cũ chưa qua thì cơn mưa lũ khác đã nhăm nhe tới. Môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng.Đây là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh bùng phát, các bác sĩ về y tế dự phòng cho biết.
Bệnh đường tiêu hóa
Ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, Giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Đau bụng là một triệu chứng cơ bản của bệnh tiêu hóa (ảnh internet).
Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống). Khi xảy ra mưa lũ, úng lụt các bệnh lây truyền qua nước sẽ có nguy cơ bùng phát hàng đầu: tiêu chảy do Rotavirus, tình trạng nhiễm giun sán... cũng sẽ có cơ hội lây truyền nhanh hơn. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước ăn uống không hợp vệ sinh.
Bệnh cảm cúm và hô hấp
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho,… Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn viêm phổi, viêm xoang viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.
Sốt xuất huyết
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.Mặt khác, sau mưu lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét. Để phòng bệnh cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.
Mệt mỏi trầm trọng, hậu quả của những cơn sốt (ảnh internet).
Các bệnh về da
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa…
Bệnh viêm gan A và E
Hai bệnh này do một loại virus lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A và viêm gan E. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virus từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác. Viêm gan A và E là bệnh lây qua thức ăn, nước uống. Trong mùa mưa lũ, rác thải, nước thải tràn về có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A và E, nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt. Virus trong nước bám vào thực phẩm, nước uống và khi sử dụng phải thức ăn, nước uống đó sẽ dễ mắc bệnh. Điều may mắn là hai loại virus gây viêm gan này có sức đề kháng bên ngoài môi trường rất kém, chỉ cần đun sôi khoảng 2-4 phút là tiêu diệt được chúng.
Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da
Trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo, hơi nổi cao, rộng khoảng 2 - 3 mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp là ở cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay; ấu trùng tồn tại trên da trung bình 2 - 8 tuần.
Tăng cường đề kháng cho cơ thể trong thời kỳ thời tiết nhạy cảm này bằng cách bổ sung vitamin C và cố gắng ăn nhiều rau củ và trái cây tươi nhất trong điều kiện có thể.
Ăn nhiều trái cây tươi giúp tăng đề kháng đề đối phó với bệnh tật sau mùa mưa lũ.
Một vài ghi nhớ để phòng bệnh trong mùa mưa bão
Bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong, sau lũ lụt: Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Trong môi trường úng lụt nên đi ủng để phòng nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh.
Theo Tiền phong
-
Sức khỏe4 giờ trướcSau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong
-
Sức khỏe5 giờ trướcMùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
-
Sức khỏe8 giờ trướcLoại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là "kho báu" dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhoai lang được ví như "thần dược mua đông" nhưng không phải ai cũng biết rằng thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy khi nào nên ăn khoai lang để đạt hiệu quả tối ưu?
-
Sức khỏe10 giờ trướcRau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
-
Sức khỏe13 giờ trướcChơi thể thao là cách rèn luyện sức khỏe, nhưng không ít trường hợp đột quỵ ngay trên sân tập, dưới đây là lưu ý khi tập luyện thể thao để tránh nguy cơ đột quỵ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTia bị đau đầu dữ dội nhưng 6 tháng sau, cô mới biết mình bị u não gây ra biến chứng mù mắt trái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBên cạnh việc giữ ấm cơ thể và tập luyện thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. Có một số loại thực phẩm, tuy ngon miệng nhưng lại không tốt cho sức khỏe trong mùa đông.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐêm trực ngày 7/12/2024, kíp trực cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện E tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở do bị đâm thấu tim.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThay vì điều trị tại bệnh viện, một số người mắc ung thư quyết định sử dụng thuốc nam, gây ra các biến chứng nguy hiểm, hết cơ hội sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện con trai mình rơi vào tình trạng liệt giường sau khi ăn món xúc xích chứa quả óc chó.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối xanh luộc là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối xanh luộc có tốt không?