Cách xử lý khi ngộ độc hải sản

Dịp nghỉ lễ, du lịch biển được nhiều người lựa chọn, kèm theo đó là nguy cơ ngộ độc hải sản nếu ăn tại những nơi không an toàn.

Dịp nghỉ lễ, du lịch biển được nhiều người lựa chọn, kèm theo đó là nguy cơ ngộ độc hải sản nếu ăn tại những nơi không an toàn.

PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng.

Đặc biệt, khi hải sản chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận, loại hải sản đã qua sơ chế, được tẩm ướp, tẩy mùi, thêm rất nhiều gia vị để làm ngon miệng, đánh lừa cảm giác của khách hàng. Từ đó, gây ngộ độc cho người ăn.

Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc, tử vong.

Xử lý ngộ độc

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 gợi ý, trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ. Trong đó, nôn là biện pháp có hiệu quả nhất.

Cach xu ly khi ngo doc hai san  hinh anh 1

Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn ngay hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng.

Sau đó, cần cho người bệnh uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc. Có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

- Ngộ độc cá, tôm, sò, ốc: Dùng lá tía tô tươi 50 g, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự.

- Ngộ độc cá nóc: Dùng ngọn khoai lang 50-60 g, muối ăn 6 g, hai thứ đem giã lẫn, vắt lấy 1 bát nước uống trong ngày.

Cách tránh ngộ độc hải sản

PGS Thịnh khuyến cáo, để tránh ngộ độc hải sản, người dân cần nhớ nguyên tắc:

- Không ăn hải sản chưa được nấu chín: Nhiều du khách có sở thích ăn các loại hải sản tái mà không biết đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không được ăn các loại hải sản khi còn sống đặc biệt là cua.

Cua sống dễ ngộ độc là do trong thịt có chứa nang trùng. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào người sẽ phá hoại phổi dẫn tới ho, khạc ra máu, ngoài ra, một lượng nhỏ kí sinh xâm nhập lên não dẫn tới co giật thậm chí dẫn tới bại liệt.

- Không ăn cá bị nhiễm độc: Những loại cá được nuôi ở những vùng nước ô nhiễm dễ nhiễm thủy ngân gây ngộ độc khi sử dụng như cá kiếm, cá kình, cá thu…

- Nên ăn những loại cá tươi và chế biến sạch sẽ trước khi sử dụng. Ăn chín uống sôi.

- Ăn thăm dò các món mới để tránh bị dị ứng.

Theo Zing


ngộ độc thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.